Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương

0
58

Cùng với sự phát triển của xã hội là việc chuyên môn hoá các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Đây chính là cơ sở khách quan của việc hình thành khái niệm ngành hay khái niệm quản lý theo ngành. Ngành là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất-kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau (như cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, cùng thực hiện một loại dịch vụ, hay cùng thực hiện một hoạt động sự nghiệp nào đó…) Tùy thuộc vào các Cách khác nhau của việc phân loại sản phẩm của các hoạt động hay mục đích của các hoạt động mà người ta phân chia thành các ngành, phân ngành, ngành chuyên sâu… khác nhau. Trên thực tế còn một cách hiểu khá phổ biến về thuật ngữ “ngành”, theo đó ngành là một “hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương”.w Ví dụ: Khi nói đến ngành tài chính người ta hiểu đó là hệ thống các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tài chính từ trung ương đến cơ sở.

Có sự phân chia các lĩnh vực hoạt động của xã hội thành các ngành tất yếu cũng sẽ dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành, chức năng. Quản lý theo ngành là hoạt động quản lí các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội.

Địa vị pháp lý hành chính

1 – Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. 

Theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lý theo địa phương được thực hiện ở:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh;

–     Xã, phường, thị trấn;

– Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

Để đảm bảo cho hoạt động quản lý theo địa phương được thực hiện có hiệu quả, vấn đề quan trọng là phải phân chia địa giới các đơn vị hành chính theo quy mô hợp lý có tính đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, thành phần dân tộc dựa trên cơ sở khách quan… Ở địa phương, uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn địa phương. Để giúp cho uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt hoạt động quản lí hành chính nhà nước của mình, các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Chúng thực hiện hoạt động quản lý chuyên ngành trên lãnh thổ của địa phương. 

Cải cách bộ máy hành chính

2 – Quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng với quản lí theo địa phương

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Sự kết hợp này là cần thiết bởi lẽ:

Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định với cơ sở khách quan. Góp phần tăng cường hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này là những tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực. Do vậy, chỉ có quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương mới có thể khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.

Ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hoá-xã hội cho nên các yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn lãnh thổ cũng mang những nét đặc thù riêng biệt. Cho nên chỉ có kết hợp quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng với quản lý theo địa phương mới có thể nắm bắt những đặc thù đó, trên cơ sở đó đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương.

Xem thêm: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước

Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau. Hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố địa phương. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt trong phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu tách rời việc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ khép kín trong một ngành hay tình trạng cục bộ, bản vị, địa phương làm cho hoạt động của các ngành không phát triển được một cách toàn diện, không đáp ứng được với các yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, trong quản lý hành chính nhà nước khi giải quyết vấn đề phát triển ngành, lĩnh vực chuyên môn bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây