Đám cưới bật nhạc quá to có bị phạt hành chính không?

0
302

Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt hơn. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không sẽ bị phạt hành chính

Đám cưới bật nhạc
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Bật nhạc quá to trong đám cưới bị phạt đến 300.000 đồng

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 04/2011 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, đám tang và lễ hội, thì hai bên gia đình có thể tổ chức lễ cưới tại nhà hoặc tại địa điểm cưới. Tuy nhiên, việc tổ chức đám cưới phải:

(i) Trang trọng, tiết kiệm, vui chơi lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh hai gia đình;

(ii) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu không phô trương, rườm rà, lãng phí, không nặng về đòi hỏi lễ vật;

(iii) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi, âm thanh không được vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc trước 6h sáng và sau 22h đêm.

Nếu vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167 ngày 12/11/2013.

Không làm đám cưới vẫn là vợ chồng hợp pháp?

Theo quan niệm, lễ cưới là hình thức để thông báo rộng rãi với mọi người về việc kết hôn của một cặp đôi, thường dựa trên phong tục, tập quán của từng dân tộc, vùng miền. Do đó, đám cưới chỉ có giá trị thông báo, thể hiện sự chấp thuận và chúc phúc của mọi người với cặp đôi đó.

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn:

(i) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

(ii) Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;

(iii) Không mất năng lực hành vi dân sự;

(iv) Không thuộc các trường hợp bị cấm như: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn; Kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc có chồng…

Đặc biệt: Một cuộc hôn nhân chỉ được pháp luật công nhận khi hai người nam nữ đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nào không đăng ký thì không có giá trị pháp lý. Và Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy tổ chức đám cưới không ảnh hưởng đến việc pháp luật có công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người hay không. Do đó, nếu hai người đã đăng ký kết hôn và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định thì dù không làm đám cưới, họ vẫn là vợ chồng hợp pháp.

Xem thêm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định như thế nào

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây