Đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con, thủ tục thế nào?

0
286

Khi nào được kết hợp với đăng ký khai sinh và việc nhận lại cha mẹ con. Ở trong trường hợp đó thì phải giải quyết thế nào? Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con được quy định ra sao?

Đăng ký khai sinh
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Yêu cầu, điều kiện giải quyết

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được đồng thời hai thủ tục này thì cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện như sau:

(i) Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;

(ii) Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.

(iii) Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP, người có yêu cầu thực hiện thủ tục chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

(i) Tờ khai đăng ký khai sinh;

(ii) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con;

(iii) Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

(iv) Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi hoặc văn bản chứng minh việc mang thai hộ tùy từng trường hợp cụ thể;

(v) Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con; Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ, đóng lệ phí

Hồ sơ thực hiện thủ tục được chuẩn bị theo quy định trên và mang nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Việc đóng lệ phí được thực hiện như sau:

(i) Thủ tục đăng ký khai sinh: Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghè, người khuyết tật; Các trường hợp còn lại: không quá 8.000 đồng.

(ii) Thủ tục nhận cha, mẹ, con: không quá 15.000 đồng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

(i) Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

(ii) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 3: Trả kết quả

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh), cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Xem thêm: Điều chỉnh thông tin quê quán trên sổ hộ khẩu thực hiện thế nào?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây