Đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV thực hiện thế nào?

0
189

Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam (gọi tắt là Giấy phép liên vận CLV) được xem như một Giấy phép thông hành để phương tiện vận tải của Việt Nam được đi qua Campuchia và Lào. Vậy làm sao để được cấp Giấy phép này?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Căn cứ Điều 10 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền cấp phép Giấy phép này gồm:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép cho các loại phương tiện:

Xe thương mại gồm: Xe vận tải hành khách hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe vận tải hàng hóa;
Xe phi thương mại gồm: Xe ô tô thuộc các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội.

  • Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép cho xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
    Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia theo Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, ngoài việc cấp Giấy phép theo quy định trên còn được cấp Giấy phép cho xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu của địa phương mình.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, hồ sơ cần phải chuẩn bị thành 01 bộ, gồm:

(i)Với xe thương mại

  • Đơn đề nghị (theo mẫu);
  • Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Văn bản chấp thuận khai thác tuyến (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định);

Riêng đối với phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
(ii) Với xe phi thương mại

  • Đơn đề nghị (theo mẫu);
  • Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Nếu phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, các nhân với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào hoặc Campuchia thì kèm theo Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh, trên lãnh thổ Lào, Campuchia (bản sao có chứng thực).

Thủ tục, trình tự thực hiện

Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT nêu rõ thủ tục, trình tự thực hiện việc xin Giấy phép này gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ ngay trong ngày làm việc
  • Nếu nộp gián tiếp qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng thông tin trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép cấp Giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính tới Bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc nộp trực tuyến trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết

Theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Phí, lệ phí

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT, thủ tục này hiện nay không mất phí.

Trên đây là thủ tục cấp Giấy phép liên vận CLV. Sau khi đươc cấp Giấy phép liên vận CLV, cần phải lưu ý tới thời hạn của Giấy phép. Hết thời hạn của Giấy phép hoặc Giấy phép bị hư hỏng hoặc bị mất Giấy phép, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây