Di chúc không công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

0
267

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình. Vậy di chúc không công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

Vi phạm xuất bản
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Di chúc là gì? Điều kiện để di chúc hợp pháp

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo đó, có thể hiểu di chúc là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Hiện nay, di chúc được thể hiện thông qua 2 hình thức như sau:

Di chúc bằng văn bản; Di chúc miệng.

Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Theo khoản 4 Điều 630, những trường hợp di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực có thể là di chúc hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện như trên, cụ thể:

– Những trường hợp di chúc không công chứng, chứng thực được xem là hợp pháp

Trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Di chúc không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc, và đáp ứng các điều kiện tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Có đầy đủ các nội dung:

Ngày, tháng, năm lập di chúc;

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

Di sản để lại và nơi có di sản.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Nếu di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Trường hợp đặc biệt khác khi di chúc lập bằng văn bản cũng được xem là hợp pháp:

Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây