Doanh nghiệp và công ty: Cách hiểu đúng để không bị nhầm

0
241

Rất nhiều người lầm tưởng công ty và doanh nghiệp là như nhau. Để không bị nhầm và sử dụng đúng hai khai niệm này, cần phải hiểu rõ bản chất của công ty và doanh nghiệp.

Giải quyết tranh chấp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp và công ty có giống nhau?

1. Doanh nghiệp

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp thường được phân loại theo tính chất, đặc điểm, ví dụ:

– Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân;

– Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài.

Theo như định nghĩa về doanh nghiệp và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 05 hình thức doanh nghiệp, bao gồm:

– Công ty TNHH;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh;

– Doanh nghiệp tư nhân;

– Hộ kinh doanh.

2. Công ty

Công ty không có định nghĩa cụ thể, theo pháp luật doanh nghiệp, có các loại hình công ty sau:

– Công ty TNHH 1 thành viên;

– Công ty TNHH 2 thành viên;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh.

Như vậy công ty có đầy đủ các yếu tố của doanh nghiệp nhưng chỉ là một trong số các loại hình doanh nghiệp, ngoài công ty còn có:

– Hộ kinh doanh;

– Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, công ty chỉ là “tập con” của doanh nghiệp.

Khi nào sử dụng từ “công ty” và “doanh nghiệp”

Trong đời sống cũng như trong các hoạt động kinh doanh, việc sử dụng và gọi tên doanh nghiệp hay công ty có thể không quan trọng nhưng cần phải chính xác. Dưới đây là một số trường hợp để sử dụng đúng hai khái niệm này:

Doanh nghiệp Công ty
– Gọi chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được quy định trong pháp luật doanh nghiệp.

– Gọi theo tính chất của loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội…

Lưu ý: Doanh nghiệp nhà nước không phải là công ty vì chỉ hoạt động dưới 02 hình thức là công ty TNHH và công ty cổ phần (không có công ty hợp danh).

Gọi chung cho các loại hình doanh nghiệp, trừ hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân (02 loại hình này không có sự góp vốn như công ty, chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm bằng vốn góp và tài sản của mình).

 

Như vậy, doanh nghiệp là khái niệm rộng hơn công ty. Việc sử dụng hai khái niệm doanh nghiệp và công ty cần phải chính xác, đặc biệt là trong các hoạt động pháp lý doanh nghiệp nói chung.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây