Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

0
36

Trong quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, phương tiện này chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế. Vì vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa với nội dung là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này đã đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta.

Địa vị pháp lý hành chính

1 – Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật

Ban hành văn bản là hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính nhà nước được xác định và đó chính là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các công việc của mình. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này đòi hỏi:

– Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Pháp luật quy định cho mỗi chủ thể có những thẩm quyền nhất định để giải quyết các công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Để cho những văn bản pháp luật do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành đúng thẩm quyền thì yêu cầu nội dung của văn bản đó chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể đã Được pháp luật xác định. Yêu cầu này buộc các chủ thể quản lý hành chính khi ban hành các văn bản pháp luật cần phải xem xét và nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành để xem mình có thẩm quyền quyết định công việc đó hay không. Việc cơ quan, địa phương này giải quyết, can thiệp vào công việc của cơ quan, địa phương khác, ngành này giải quyết công việc của ngành khác, địa phương vi phạm thẩm quyền của trung ương và ngược lại, đều là những việc làm vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.

Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải có nội dung hợp pháp và thống nhất.

Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định. Hiến pháp, các luật về tổ chức nhà nước có những quy định về các loại văn bản pháp luật mà các chủ thể quản lý hành chính được phép ban hành

Các văn bản trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

 

2 – Trong hoạt động tổ cCải cách bộ máy hành chínhhức thực hiện pháp luật

Tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước thực chất là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành cũng như thực hiện các hành vi quản lý hành chính nhà nước khác thông qua những hình thức và phương pháp nhất định. Thông qua hàng loạt các công việc cụ thể, hoạt động này đảm bảo cho pháp luật trở thành hiện thực trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, làm cho quản lý hành chính nhà nước thực sự phát huy được hiệu lực. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:

Xem thêm:  Cơ quan hành chính nhà nước

Xem thêm:  Nguyên tắc tập trung dân chủ

–    Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Cả hai bên chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng bị quản lý khi thực hiện các hoạt động của mình đều phải tuân thủ yêu cầu này. Tình trạng lạm quyền, không tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định phải được loại trừ khỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.

–    Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật như: Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan làm công tác xét xử… có trách nhiệm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây