Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội

0
281

Việc đăng ký, thay đổi số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tra cứu thông tin hoặc tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan tới đơn vị này.

trợ cấp thất nghiệp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tại sao phải đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội?

Khi tiến hành làm các thủ tục hành chính hoặc tra cứu thông tin về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan Bảo hiểm xã hội yêu cầu bắt buộc phải dùng số điện thoại di động đã đăng ký với Bảo hiểm xã hội để nhận mã OTP.

Mục đích của việc này là nhằm bảo mật các thông tin về  quá trình đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Vì thế, muốn tra cứu các thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp online phải đăng ký đúng số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội sao cho thông tin “khớp” nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tra cứu

Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Hiện nay, hướng dẫn thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Công văn 5147/BHXH-QLT.

Theo đó, thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

Đối với người đang tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp tiến hành đăng ký qua 03 bước sau:

Người lao động cung cấp số điện thoại cho đơn vị;

Đơn vị lập Mẫu TK1-TS;

Đơn vị gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động đã nghỉ việc:

Người lao động kê khai Mẫu TK1-TS;

Người lao động gửi trực tiếp cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú để bổ sung hoặc điều chỉnh số điện thoại cá nhân.

Đơn vị khi có phát sinh tăng mới lao động mà chưa cung cấp số điện thoại cho cơ quan Bảo hiểm xã hội:

Đơn vị hướng dẫn người tham gia kê khai tờ khai TK1-TS với đầy đủ thông tin và số điện thoại di động của cá nhân người tham gia;

Đơn vị gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan Bảo hiểm xã hội;

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động có số lao động lớn lập danh sách D02-TS bổ sung số điện thoại di động của người lao động vào cột ghi chú, trên sheet import_SMS có trường số điện thoại, gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Tại Công văn 2242/BHXH-CNTT do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 08/11/2018 cũng hướng dẫn: Cơ quan Bảo hiểm xã hội các quận, huyện khi giải đáp vướng mắc tra cứu quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp (C13-TS) của người lao động, hướng dẫn người lao động tra cứu bổ sung thông tin số điện thoại tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo mẫu TK1-TS (thủ tục hồ sơ một cửa số 608).

Đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia Bảo hiểm xã hội mang theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và tờ khai TK1-TS tới cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đóng Bảo hiểm xã hội để đăng ký số điện thoại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây