Thủ tục tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

0
259

Tóm tắt câu hỏi:

Xin vui lòng giải đáp giúp câu hỏi: Trong khi đi kiểm tra, xử lý phát hiện ra lái xe vi phạm, Tổ công tác tiến hành kiểm tra, lái xe nói không mang theo, tổ công tác tiến hành lập biên bản tại thời điểm kiểm tra với lỗi không có giấy phép lái xe, cho xe vào bãi và lập biên bản tạm giữ 7 ngày. Hôm sau, lái xe đến cơ quan xuất trình giấy tờ xe cho tổ công tác. Như vậy xin hỏi: – trong trường hợp trên tổ công tác đã xử lý đúng chưa? – việc lái xe hôm sau mang đến trình có ảnh hưởng gì đến việc lập biên bản từ hôm trước không?

Cho vay nặng lãi
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính, Căn cứ vào Điều 39 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 và Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt các chủ thể có thẩm xử lí vi phạm hành chính về giấy phép lái xe là chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình, cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử lí các hành vi phạm được quy định trong nghị định này, thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

Xét về hành vi vi phạm, hành vi không mang theo giấy phép lái xe (GPLX) là vi phạm hành chính được quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CPđã quy định mức phạt đối với lỗi không có giấy tờ xe và lỗi không mang theo giấy tờ xe như sau:

Người điều khiển mô tô, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 80.000-120.000 đồng đối với một trong các hành vi KHÔNG MANG theo GPLX, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm… Nhưng không có một trong các giấy tờ xe theo quy định thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; Tương tự, đối với ô tô không mang theo giấy tờ xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng và lỗi không có giấy tờ xe sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.
Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về các trường hợp xử phạt hành chính lập biên bản Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền có quyền lập biên bản với mức vi phạm trên 250.000 đồng và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà chủ thể có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính ra quyết định lập biên bản. Nếu vi phạm của bạn dưới 250.000 đồng thì việc ập biên bản trên là không đúng quy định pháp luật.
Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy tờ xe và cho là bị quên ở nhà, lực lượng chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và chỉ được tạm giữ theo Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP . Điều 78  quy định người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 5; Khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Như vậy, nếu người điều khiển xe cơ giới có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông nếu phương tiện là xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô, xe mô tô có dung tích từ 175cm3 trở lên…
Căn cứ vào khoản 2 Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, và Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP trong thời hạn hẹn giải quyết là 7 ngày, trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ xe. Nếu quá thời hạn hẹn giải quyết theo giấy hẹn mà chủ phương tiện không đến giải quyết thì sẽ bị xử phạt theo lỗi không có giấy tờ xe.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nêu ra khi người tham gia giao thông nói không mang theo giấy tờ xe mà không chứng minh được, tổ công tác phải tiến hành lập biên bản tại thời điểm kiểm tra với lỗi không có giấy phép lái xe và lập biên bản tạm giữ 7 ngày là đúng pháp luật. Khi lái xe hôm sau mang giấy phép lái xe đến xuất trình,  cán bộ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ giấy tờ đó và ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian xuất trình được giấy tờ; ký, ghi rõ họ, tên; báo cáo người có thẩm quyền trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ xe.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây