Tội buôn lậu bị xử phạt hành chính như thế nào?

0
331

Một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nếu nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thì phạm tội buôn lậu.

Tội buôn lậu

Thế nào là tội buôn lậu?

Một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nếu nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thì phạm tội buôn lậu.

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới, từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại là hành vi trao đổi hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật… mà không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, dấu diếm hàng hóa, không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng… Người phạm tội có thể chuyên chở hàng hóa trái phép bằng đường thủy, đường bộ, đường không hoặc qua bưu điện quốc tế.

Trường hợp người được thuê vận chuyển (khuân vác, lái xe) có hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ … qua biên giới, từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại cũng được coi là phạm tội buôn lậu với vai trò người giúp sức hoặc đồng phạm.

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu là Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Các khung hình phạt chính đối với tội buôn lậu

Phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Hình phạt phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến ba năm áp dụng đối với các
trường hợp sau:

(i) Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu VNĐ đến dưới 300 triệu VNĐ
(ii) Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100 triệu VNĐ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định về tội buôn lậu hoặc một trong các tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật hình sự), tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm (Điều 193 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc (Điều 194 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý (Điều 195 Bộ luật hình sự), tội đầu cơ (Điều 196 Bộ luật hình sự), tội trốn thuế (Điều 200 Bộ luật hình sự), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc một số trường hợp pháp luật quy định.
(iii) Buôn lậu di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Phạt tiền từ 300 triệu VNĐ đến 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ ba năm đến bẩy năm

Người nào phạm tội buôn lậu mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu VNĐ đến 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

(i) Buôn lậu có tổ chức;
(ii) Buôn lậu có tính chất chuyên nghiệp;
(iii) Buôn lậu vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
(iv) Buôn lậu để thu lợi bất chính từ 100 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
(v) Buôn lậu vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
(vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để buôn lậu;
(vii) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để buôn lậu;
(viii) Buôn lậu hai lần trở lên;
(ix) Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 1,5 tỷ VNĐ đến 5 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ bẩy năm đến mười lăm năm

Người nào phạm tội buôn lậu mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ VNĐ đến 5 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ bẩy năm đến mười lăm năm:

(i) Buôn lậu vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu VNĐ đến dưới 1ỷ VNĐ;
(ii) Buôn lậu và thu lợi bất chính từ 500 triệu VNĐ đến dưới 1ỷ VNĐ.

Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm

Người nào phạm tội buôn lậu mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm:

(i) Buôn lậu vật phạm pháp trị giá 1 tỷ VNĐ trở lên;
(ii) Buôn lậu và thu lợi bất chính 1 tỷ VNĐ trở lên;
(iii) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để buôn lậu

Hình phạt bổ sung đối với tội buôn lậu

Người phạm tội buôn lậu còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

(i) Phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ
(ii) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
(iii) Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm: Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt thế nào?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây