Vay tiền không trả có phải là lừa đảo?

0
315

Tóm tắt câu hỏi:

Bạn em có đánh rơi chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe và khi có người nhặt lại nhờ em trả giùm. Em đã không hỏi ý kiến bạn em mà đem chứng minh nhân dân cho một người bạn khác mượn để mua hàng của PPF thời hạn vay 6 tháng. Bạn em đóng tiền được 1 kì, đến tháng thứ 2 thì bạn em kẹt tiền và đóng trễ nên PPF đã gởi giấy báo phạt về bạn chủ chứng minh nhân dân. Và bạn đã gởi đơn khiếu nại lên công ty PPF nhưng hiện tại số tiền người bạn mua điện thoại đã được trả hết. Vậy có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và em tự ý đem chứng minh nhân dân của người khác đem tùy tiện cho mượn. Vậy xin hỏi em sẽ bị xử lý ra sao?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

…”

Theo quy định trên, một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ các dấu hiệu sau:

– Dùng thủ đoạn gian dối

– Chiếm đoạt tài sản của người khác

Theo bạn trình bày, bạn của bạn có đánh rơi chứng minh nhân dân, khi có người nhặt lại nhờ em trả dùm ban đã không hỏi ý kiến của chủ chứng minh nhân dân mà đem chứng minh nhân dân cho một người bạn khác mượn để mua hàng của PPF thời hạn vay 6 tháng. Nếu trong hợp đồng mua hàng với PPF, người mua hàng ký tên là chủ sở hữu chứng minh nhân dân thì đây được xem là hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, số tiền mua điện thoại của PPF người mua đã trả hết nên người mua không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản. Do đó, người lấy chứng minh thư của bạn của bạn để mua điện thoại trả góp của PPF và đã trả hết tiền không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi sử dụng chứng minh thư mà không xin phép chủ sở hữu bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi của bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây