Vi phạm pháp luật về thực hiện kế hoạch môi trường có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng!

0
131

Doanh nghiệp muốn thực hiện một dự án đầu tư, công trình xây dựng đều cần có kế hoạch môi trường để đánh giá tác động của hoạt động doanh nghiệp đến môi trường xung quanh.

Vi phạm pháp luật về thực hiện kế hoạch môi trường có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kế hoạch môi trường là gì?

Kế hoạch môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý của doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước. Trong hồ sơ này, các doanh nghiệp sẽ phải phân tích, đánh giá vè dự báo về mức độ gây ô nhiễm của dự án mà mình xây dựng từ giai đoạn xây dựng cho đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. Đồng thời, đưa ra những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn xây dựng để bảo vệ môi trường. Kế hoạch môi trường được coi như là lời cam kết của doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng dự án, nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định trong kế hoạch môi trường hay đề án bảo vệ môi trường đã đề ra thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Quy định pháp luật về xây dựng kế hoạch môi trường

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường là ai?

Điều 29 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về cách đối tượng phải lập kế hoạch môi trường bao gồm các đối tượng sau:

  • Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
  • Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2020.

Ngoài ra, Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 29 Luật bảo vệ môi trường cũng quy định một số đối tượng phải lập kế hoạch môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc các đối tượng không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Quy trình lập kế hoạch môi trường bao gồm các bước như sau:

(i) Tham khảo, thăm dò và thu thập các số liệu liên quan đến môi trường tự nhiên-xã hội xung quanh khu vực kinh doanh, sản xuất.

(ii) Xác định các nguy cơ, nguồn gây ô nhiễm môi trường từ công trình dự án như: các loại chất thải, nước thải, khí thải, âm thanh tiếng ồn,… Tìm hiểu cụ thể chính xác từ đâu phát sinh ra dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

(iii) Phân tích kĩ lưỡng mức độ ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm lên môi trường

(iv) Thống kê các phương án, giải pháp xử lý các nguồn ô nhiễm trên, có phương án thu gom và xử lý các chất thải từ hoạt động công trình. Xây dựng các kế hoạch về việc quản lý và giám sát môi trường xung quanh công trình

(v) Lập văn bản, công văn và hồ sơ bắt buộc để phục vụ cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

(vi) Cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt văn bản và ra quyết định phê duyệt.

Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường là bao nhiêu?

Chi phí lập kế hoạch môi trường được tổng hợp theo đúng với tinh thần hợp đồng giữa doanh nghiệp cần lập hồ sơ và công ty lập kế hoạch môi trường. Chi phí của từng giai đoạn được lên số liệu chi tiết như sau:

  • Chi phí quản lý, phí thuê chuyên gia, phí thu nhập thuế giá trị gia tăng, thuế tính trước, phí dự phòng, …
  • Giá trị dự đoán được tính theo công thức:

C = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp

Ccg : chi phí thuê chuyên gia = số lượng x thời gian làm việc x lương chuyên gia

Cql: Chi phí quản lý = Ccg x N

Nếu phí thuê chuyên gia dưới 1 tỉ đồng thì N= 55%

Nếu phí thuê chuyên gia từ 1 đến 5 tỉ đồng thì N= 50%

Nếu phí thuê chuyên gia lớn hơn 5 tỉ đồng thì N= 45%

CK: Các chi phí khác như phí văn phòng phẩm, hội họp, phần mềm, …

TN: Thu nhập = 6% x (Ccg + Cql), thu nhập ở đây là thu nhập chịu thuế tính trước

VAT: thuế giá trị gia tăng = V x (Ccg + Cql + Ck + TN).

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 33 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định Hồ sơ đăng ký kế hoạch môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động tới môi trường và kế hoạch môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

(i) Hồ sơ đăng ký kế hoạch môi trường nếu thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm: 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường cùng trang bìa và nội dung được yêu cầu thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT; 01 bản báo cáo đầu tư hay phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

(ii) Hồ sơ đăng ký kế hoạch môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường với cấu trúc và nội dung được yêu cầu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này; 01 bản báo cáo đầu tư hay phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

(iii) Trường hợp đăng ký kế hoạch môi trường tại cơ quan khác được ủy quyền đăng ký, hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo quy định như với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký.

Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

(i) Hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và do Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng

(ii) Hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, không thuộc các trường hợp trên thì có thể bị xử phạt lên tới 25.000.000 đồng

(iii) Hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường thì có thể bị xử phạt lên tới 40.000.000 đồng

(iv) Hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ thì có thể bị xử phạt lên tới 50.000.000 đồng

(v) Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm lên tới 09 tháng

(vi) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải vận hành đúng quy trình, buộc tháo dỡ công trình gây ô nhiễm môi trường; Buộc phải xây lắp công trình đúng quy chuẩn kỹ thuật; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về xử phạt hành chính, hãy tham khảo tại :Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây