Bảo vệ môi trường đất đúng quy định pháp luật để tránh nộp phạt!

0
238

Bảo vệ môi trường đất là một nhiệm vụ cấp bách của con người trong thời buổi hiện nay. Dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, ngày càng nhiều các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường đất, như dùng thuốc trừ sâu, xả thải công nghiệp, ô nhiễm rác thải, ….Bài viết sẽ chia sẻ những quy định chung trong việc bảo vệ môi trường đất hiện nay.

Bảo vệ môi trường đất
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Trần Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bảo vệ môi trường đất là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường đất?

Đất đai là một tài nguyên quý giá mà tự nhiên dành tặng con người. Đất đai đóng vai trò quan trọng để con người sinh sống, cày cấy, khai thác, …Không chỉ vậy, đất đai là nơi cho các sinh vật khác sinh sống, bảo tồn sự đa dạng sinh vật.

Tuy nhiên, hiện nay, con người vì mục đích phát triển kinh tế, đã đánh đổi và tàn phá môi trường đất rất nhiều. Con người đã lạm dụng những ưu đãi của đất đai để rồi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường đất. Hiện nay, rất nhiều vùng đất chết, ô nhiễm, sa mạc hóa. Những vùng đất này đã không còn thích hợp cho con người sinh sống. Trong khi dân số thì không ngừng gia tăng, thì đất đai cứ bị tàn phá như vậy đang là một vấn đề nan giải của các nhà làm chính sách.

Do đó, để đảm bảo cuộc sống con người, bảo vệ môi trường đất là nhiệm vụ sống còn của con người.

Xem thêm thông tin liên quan tại đây: đề án bảo vệ môi trường

Các biện pháp để bảo vệ môi trường đất hiện nay

Hiện nay, để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường đất, con người cần thực hiện một số biện pháp sau:

(i) Giảm thiểu rác thải ra môi trường đất

(ii) Trách nhiệm chính của việc bảo vệ môi trường đất này thuộc về các hô gia đình, các nhà máy, xí nghiệp. Lý do là bởi, các chủ thể trên là chủ thể thảo ra nguồn ô nhiễm ra đất rất lớn. Từ hóa chất, rác thải, chất thải sinh học, … Tất cả đều bị chôn vùi trong đất. Điều này làm ô nhiễm nặng nề môi trường đất.

(iii) Tăng năng suất nông nghiệp

(iv) Cây cối có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn màu mỡ của đất. Những loại cây họ đậu có thể giúp cho đất luôn giữ được dĩnh dưỡng. Ngoài ra, trồng các loại cây trồng có khả năng chống chọi, thích nghi với các loại hình thời tiết sẽ giúp bảo vệ môi trường đất.

(v) Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn.

(vi) Đối với những địa phương miền núi, việc trồng cây là giải pháp bảo vệ môi trường đất bằng cách ngăn rửa trôi, xói mòn và giữ lại dinh dưỡng cho đất. Bên cạnh đó, các biện pháp kết hợp nông – lâm nghiệp xen canh, không chỉ đảm bảo khai thác hiệu quả đất đai, mà còn là một biện pháp tránh để hoang hóa, sa  mạc hóa.

(vii) Tái chế rác thải

(viii) Cần ngăn chặn việc chất thải từ rác sinh hoạt, hóa chất ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường đất. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để giảm bớt chất thải ra môi trường. Điều này sẽ làm hạn chế việc đốt các chất thải nhựa, chất thải hóa học làm chảy các vật chất độc hại ra môi trường đất.

(ix) Bớt sử dụng nhựa

(x) Ở những nơi chưa áp dụng được các công nghệ xử lý rác tiên tiến, hiện đại, người dân có thể áp dụng các biện pháp thay thế khác. Cụ thể, bằng việc hạn chế rác thải nhựa, sử dụng đồ nhựa dùng một lần để vứt ra môi trường, điều này sẽ góp phần đáng kể vào giữ gìn môi trường đất không bị ô nhiễm.

Xem thêm về: Kế hoạch môi trường

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường đất 

Để bảo vệ môi trường đất, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định để bảo vệ môi trường đất. Cụ thể, theo Điều 29 nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Khoản 25 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, các quy định để bảo vệ môi trường đất như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Không thực hiện điều tra
  • Không thực hiện đánh giá chi tiết khu vực đất mà bị ô nhiễm

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:

  • không có phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất đã bị ô nhiễm
  • Trong khi đó, phương án này theo luật phải được trình Bộ tài nguyên và môi trường, hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý, giám sát.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi:Không thực hiện xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường nơi bị ô nhiễm đất.

Đây là các biện pháp xử lý hành chính bằng phạt tiền để bảo vệ môi trường đất. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền còn có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, theo Khoản 25 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP quy định:

Đơn vị gây ra ô nhiễm môi trường có trách nhiệm:

  • Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm để bảo vệ môi trường đất;
  • Báo cáo kết quả khắc phục và bảo vệ môi trường đất trong thời hạn. Thời hạn này được người có thẩm quyền ấn định đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường đất.

Trên đây là những quy định trực tiếp trong việc giữ gìn môi trường đất. Những mức phạt trên đảm bảo sự răn đe của pháp luật để đảm bảo môi trường bền vững. Biện pháp xử lý trên được xác định dựa trên chính những hoạt động vi phạm, ảnh hưởng môi trường đất, điều này mang tính giáo dục và răn đe rất cao.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Luật hành chính – Kiến thức hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây