Phân biệt hộ chiếu và thị thực

0
597

Hộ chiếu (Passport) và thị thực (Visa) đều là những từ ngữ quen thuộc nhưng đôi khi việc phân biệt hai từ này lại khá mơ hồ. Để phân biệt hộ chiếu và thị thực cần dựa vào những căn cứ sau:

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hộ chiếu và thị thực

Căn cứ vào Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được quy định như sau:

Hộ chiếu là giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài, căn cước của một người, do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp

Thị thực là một loại giấy tờ chứng nhận người nước ngoài được phép nhập cảnh vào một quốc gia khác

Công dụng hộ chiếu và thị thực

Hộ chiếu: Giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người, đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người: Họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng…

Thị thực: Là một loại giấy cho phép một người xuất, nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp

Phân loại

Các loại hộ chiếu:

(i) Hộ chiếu phổ thông: Loại hộ chiếu phổ biến cho mọi công dân Việt Nam. Để có hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố

(ii) Hộ chiếu công vụ: Hộ chiếu được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao

(iii) Hộ chiếu ngoại giao: Hộ chiếu dành cho những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các loại thị thực (Visa)

(i) Entry visa: Thị thực nhập cảnh

(ii) Exit visa: Thị thực xuất cảnh

(iii) Transit visa: Thị thực quá cảnh

Cơ quan cấp

(i) Hộ chiếu phổ thông: Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố

(ii) Hộ chiếu công vụ, ngoại giao: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

(iii) Thủ tục xin visa với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do Đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư trú cấp phép

(iv) Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến

Mối quan hệ

Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực.

Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây