Các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp hiện nay

0
291

Các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp hiện nay bao gồm những gì? Trường hợp nào thì không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp?

Sang tên sổ đỏ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Tiêu chuẩn chung khi bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

– Trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

– Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp

Đối với mỗi giám định viên tư pháp được bổ nhiệm thì có được những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:

Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.

Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.

Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện.

Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.

Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các quyền và nghĩa vụ khi thực hiện giám định tư pháp.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây