Cải cách thủ tục hành chính và những vấn đề cần lưu tâm

0
211

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

Thế nào là thủ tục hành chính ?

Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.“Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. Hiện nay có nhiều quan điểm về thế nào là thủ tục hành chính.

Quan điểm thứ nhất đươc đưa ra như sau: thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước
Quan điểm thứ hai lại cho rằng hủ tục hành chính là trình tự, cách thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ và để cá nhân và tổ chức thực hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước
Quan điểm thứ ba, Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Khoản 1 điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra khái niệm như sau:

“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Xem thêm: Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành chính

Những vấn đề cần lưu ý khi cải cách thủ tục hành chính

Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hóa đời sống xã hội; hội nhập quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực; tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể:
Một là, phần lớn các chủ trương quan trọng của Đảng về các vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa đã được thể chế hóa và tổ chức triển khai.
Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính Nhà nước với người dân và doanh nghiệp (DN) đã có bước chuyển biến theo hướng công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và DN…
Hai là, các cấp bộ, ngành đã chủ động trong công tác chỉ đạo, thông tin tuyên truyền và kiểm tra thực hiện nhằm triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng và Chính phủ về cải cách hành chính, đồng thời tiến hành xây dựng, ban hành kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.
Riêng giai đoạn 2012 – 2015, đã có 10/30 bộ, ngành, 55/63 địa phương ban hành kế hoạch cải cách hành chính. Các bộ, ngành và địa phương đã ban hành Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính từng năm và tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc giải quyết thủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hành chính tại các đơn vị trực thuộc…
Ba là, chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được quan tâm, công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương được thực hiện nghiêm túc.
Hàng năm, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, không còn phù hợp hoặc văn bản có sai phạm về nội dung, thẩm quyền ban hành, hoặc các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn.
Xem thêm:           Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước
Tính đến nay, Chính phủ đã ban hành 23 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 23 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Qua đó, giảm bớt các công việc có tính sự vụ để các bộ, ngành trung ương tập trung vào khâu xây dựng thể chế, hoạch định chính sách và thực hiện thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực.
Năm là, tiến hành sâu rộng cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cụ thể, cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện, đạt được kết quả tại tốt bằng việc ban hành và triển khai Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, đến nay đã đơn giản hóa 79% thủ tục hành chính được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết. Sự hài lòng của người dân về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đã tăng lên đáng kể. Chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ngày càng được nâng cao.
Sáu là, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được xây dựng và từng bước được nâng cao.
Công tác thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý; và thi nâng ngạch theo hình thức cạnh tranh tiếp tục được đẩy mạnh và được coi là một trong những giải pháp mạnh, mang tính đột phá để nâng cao chất lượng nền công vụ.
Bảy là, tăng cường minh bạch hóa thủ tục hành chính bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Đến hết năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho hơn 4.815 cơ quan hành chính Nhà nước; trong đó, tại địa phương có hơn 3.579 cơ quan hành chính Nhà nước của 63 tỉnh, thành phố được cấp giấy chứng nhận. Tại Trung ương có khoảng 1.236 cơ quan thuộc 18 bộ, ngành được cấp giấy chứng nhận.

Như vậy, từ góc độ phương pháp quản lý, hệ thống pháp luật đã góp phần giảm dần những can thiệp hành chính từ phía các cơ quan Nhà nước đối với thị trường, góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho nhiều ngành (Nguyễn Quốc Toản, 2014).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây