Chính phủ Việt Nam: một số điểm quan trọng

0
277

Ở nước ta , từ khi ban hành Hiến pháp , tên gọi của cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất được thay đổi nhiều lần. Điều đó nhằm đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước qua từng thời kỳ khác nhau. Vì thế mà vị trí , chức năng của cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất cũng có những thay đổi cho phù hợp.

Làm sổ đỏ
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

– Vị trí của Chính phủ

Hiến pháp năm 1946 quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất toàn quốc ( điều 43 – Hiến pháp năm 1946) , thực hiện toàn bộ chức năng hành chính nhà nước thông qua quyền hạn Chính phủ , quyền hạn Chủ tịch nước và quyền hạn của các thành viên khác trong Chính phủ.

Hiến pháp năm 1959 đổi tên Chính phủ thành Hội đồng Chính phủ . Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất , là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ( điều 71 – Hiến pháp năm 1959)

Hiến pháp năm 1980 quy định ; Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ( điều 104 – Hiến pháp năm 1980)

Hiến pháp năm 1992 đổi tên Hội đồng Bộ trưởng thành Chính phủ . Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội , cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( điều 109 – Hiến pháp 1992)

Hiến pháp 2013: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thực hiện quyền hành pháp , là cơ quan chấp hành của Quốc hội ( điều 94 – Hiến pháp 2013)

– Nguyên tắc tổ chức, hoạt động Chính phủ

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được quy định cụ thể tại Luật tổ chức Chính phủ 2015, theo đó, việc tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

Thứ hai: Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

Thứ ba: Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

Thứ tư: Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Thứ năm: Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

– Cơ cấu của Chính phủ:

Hiện nay, thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn bao gồm

Thủ tướng

5 Phó Thủ tướng

17 Bộ trưởng

4 Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây