Đăng ảnh người khác lên facebook không xin phép, bị xử phạt thế nào?

0
315

Nhân việc hình ảnh so sánh tiếp viên hàng không của 02 hãng bay Việt Nam gắn kèm biểu tượng thiếu phù hợp đang nhận cơn mưa “gạch đá” từ cộng đồng mạng, chúng ta cùng tìm hiểu hiện nay việc tự ý đăng ảnh người khác lên facebook sẽ bị phạt thế nào?

Đăng ảnh người khác
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Đăng ảnh người khác không xin phép có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh đã được ghi nhận tại Điều 32 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13. Theo đó, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Như vậy, khi sử dụng hình ảnh của bất kỳ người nào phải được người đó đồng ý trừ trường hợp sau:

(i) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
(ii) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng gồm: Hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Người nào tự ý đăng tải hình ảnh của người khác trên mạng xã hội như Facebook, Instagram… sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo điểm e, điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013 đối với hành vi:

(i) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

(ii) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Ngoài ra, trường hợp sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích [..] vu khống, xâm hại uy tiến của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân còn có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định 158/2013).

Xem thêm: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định

Bị đăng ảnh trái phép phải làm gì?

Người bị sử dụng hình ảnh không xin phép có thể:

(i) Yêu cầu cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh của mình gỡ bỏ những hình ảnh đó;

(ii) Gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, Tòa án sẽ ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nguồn bổ trợ trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây