Cần thỏa mãn điều kiện gì để thành lập văn phòng công chứng?

0
127

Hôm nay chúng tôi sẽ thông tin đến quý bạn đọc vè vấn đề thành lập văn phòng công chứng để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tổ chức này. Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

công chứng giấy tờ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm văn phòng công chứng

Bạn cần phải phân biệt văn phòng công chứng và phòng công chứng để hiểu rõ hơn về tính chất của hai tổ chức này. Nói một cách đơn giản thì văn phòng công chứng là cơ quan thuộc đơn vị, tổ chức có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Đây là tổ chức thực hiện các dịch vụ hành chính công và được thành lập, hoạt động theo quy định trong Luật Công chứng và những văn bản pháp luật liên quan khác.

Khi bạn muốn thành lập văn phòng công chứng thì bạn cần tìm hiểu về bản chất, công việc thực hiện và những đặc điểm của văn phòng công chứng được quy định tại Luật Công chứng. Văn phòng không chứng sẽ hoạt động tự chủ tài chính từ những nguồn tiền thu được thông qua các hoạt động của tổ chức này; có con dấy riêng và tài khoản ngân hàng riêng; cần có thừ 02 công chứng viên trở lên và không có thành viên góp vốn. Để hiểu rõ hơn về điều kiện thành lập văn phòng công chứng thì mời bạn đọc tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết này.

Điều kiện để thành lập văn phòng công chứng

Nếu muốn mở văn phòng công chứng thì cần có những điều kiện được quy định theo Luât Công chứng 2014 về hoạt động cũng như thành viên, cụ thể:

  • Văn phòng công chứng tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Công chứng 2014;
  • Văn phòng công chứng sẽ do một công chứng viên thành lập và có tư cách hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Nếu từ 02 công chứng viên thành lập thì hoạt động theo mô hình hợp danh và không có thành viên góp vốn;
  • Trường văn phòng công chứng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Những thành viên hợp danh sẽ thỏa thuận lựa chọn trưởng văn phòng hoặc người thành lập văn phòng sẽ là trưởng văn phòng;
  • Khi thành lập văn phòng công chứng thì phải đặt tên có cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo tên mà bạn muốn đặt. Phần tên này có thể tự do bạn lựa chọn nhưng phải phù hợp với quy định về tên doanh nghiệp;
  • Phải tạo tài khoản ngân hàng và con dấu riêng, hoạt động tự chủ tài chính. Con dấu của văn phòng công chứng không được in hình quốc huy.

Đề án thành lập văn phòng công chứng gồm những gì?

Sự cần thiết phải lập văn phòng công chứng: người muốn thành lập văn phòng công chứng phải chứng minh được sự cần thiết của việc mở văn phòng công chứng. Ngoài ra còn phải chứng minh được khả năng đáp ứng nhu cầu của văn phòng.

Làm rõ cơ cấu tổ chức và nhân sự của văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng được thành lập thuộc loại hình nào; tên, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; kế hoạch hoạt động; số lượng nhân sự dự kiến.

Cơ sở vật chất: Vị trí dự kiến đặt Văn phòng công chứng; Tổng diện tích sử dụng của Văn phòng công chứng; Diện tích Văn phòng dành cho lưu trữ; Diện tích mở văn phòng công chứng dành cho tiếp dân; Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng công chứng.

Kế hoạch triển khai hoạt động mở Văn phòng công chứng: Tiến độ thực hiện các dự kiến về tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất khi mở phòng công chứng; Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng; Tiến độ và các kế hoạch mở văn phòng công chứng; Điều kiện lưu trữ, kế hoạch thực hiện việc lưu trữ, quy trình lưu trữ hồ sơ; Các vấn đề khác liên quan khác.

Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng công chứng

Nếu đã đảm bảo những điều kiện mở văn phòng công chứng đã nói đến ở trên thì bạn cần chuẩn bị hô sơ để đăng ký văn phòng công chứng và đâng ký kinh doanh theo các bước sau:

Bước 1: Chủ thể mở văn phòng công chứng chuẩn bị hồ sơ để nghị thành lập để gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng;
  • Đề án thành lập văn phòng công chứng. Trong đó nêu rõ sự cần thiết phải thành lập, dự kiến về cơ cấu tổ chức, tên gọi, nhân sự, xác định địa điểm đặt trụ sở, những điều kiện vật chất khác và kế hoạch triển khai thực hiện
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng.

Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Mở văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động mở văn phòng công chứng

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, mở văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

  • Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
  • Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hành nghề trong Văn phòng công chứng;
  • Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi. Người đại diện văn phòng công chứng phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây