Thời giờ làm việc của người lao động theo Bộ luật lao động hiện hành.

0
18

Thời giờ làm việc của người lao động theo Bộ luật lao động hiện hành.

Theo quy định Bộ luật lao động năm 2019(BLLĐ) quy định về chế định thời giờ làm việc của người lao động bao gồm: thời giờ làm việc bình thường; làm việc vào ban đêm; thời giờ làm việc trong các trường hợp đặc biệt; làm thêm giờ.

1 – Thời giờ làm việc bình thường.

Thời giờ làm việc áp dụng đối với NLĐ theo quy định của NSDLD theo ngày hoặc tuần.

[a] Thời giờ làm việc áp dụng đối với NLD làm các công việc bình thường.

 Khi NSDLĐ chọn thời giờ làm việc bình thường theo ngày: Thời giờ làm việc bình thường của NLĐ phải thỏa mãn 02 điều kiện đó là không quá 08 giờ/ ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Quy định của PLLĐ hiện chưa rõ là thời gian làm việc của NLĐ có thể được ngắt quãng hay không mặc dù vẫn đảm bảo rằng NLĐ chỉ làm việc 08 tiếng ngày và nếu NLĐ có làm thêm giờ trong ngày đó thì sẽ được tính tiền lương của giờ làm thêm hay làm việc vào buổi tối theo quy định. Có một số DN chẳng hạn như các nhà hàng (chỉ phục vụ khách vào buổi trưa và buổi tối, trong khi buổi chiều nghỉ) hay các DN vận tải (tài xế chỉ đưa đón khách ở một số thời điểm cụ thể nào đó trong ngày, thời gian trống tài xế không làm gì) thường rơi vào tình huống này. Theo lập luận chung thì việc ngắt quãng thời gian làm việc trong ngày như trên không trái với quy định của PLLĐ, miễn là được các bên thỏa thuận và NSDLĐ đảm bảo trả lương theo quy định khi NLĐ làm thêm và làm việc vào buổi tối.

Khi NSDLĐ chọn thời gian làm việc bình thường theo tuần: Thời giờ làm việc bình thường của NLĐ phải thỏa mãn cả 02 điều kiện đó là không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

[b] Thời giờ làm việc áp dụng đối với NLĐ làm các công việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

 NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định có liên quan của(b) Thời giờ làm việc áp dụng đối với NLĐ làm các công việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

 NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định có liên quan của pháp luật.

Xem thêm: Quản lí cán bộ công chức, quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức

Xem thêm: Tiêu chuẩn tiếp viên hãnh hàng không bamboo

2 – Thời giờ làm việc vào ban đêm.

Căn cứ Điều 106 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Giờ làm việc ban đêm của NLĐ được tính từ 22 giờ cho đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.”

Theo đó, thời gian làm việc vào ban đêm đối với người lao động tối đa là 06 tiếng.

Việc thực hiện quy định về thời giờ làm việc vào ban đêm vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng “chèn ép, ép buộc” người lao động làm việc vào ban đêm của người sử dụng lao động.

3 – Thời giờ làm việc trong các trường hợp đặc biệt

NLĐ nào làm việc có tính chất đặc biệt trong các lĩnh vực như vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác sẽ do Chính phủ quy định thì thời giờ làm việc sẽ do các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể sau khi thống nhất với Bộ LĐTBXH và phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc.

[a] Thời giờ làm việc đối với NLĐ được hưởng chính sách bảo vệ thai sản.

Vì bảo vệ thai sản là một trong số các vấn đề đặc thù được Nhà nước quan tâm cho nên thời giờ làm việc của NLĐ được hưởng chính sách bảo vệ thai sản sẽ được quy định riêng biệt nhằm đảm bảo sức khỏe cho những NLĐ thuộc đối tượng này. Theo đó:

– NSDLĐ sẽ không được sử dụng NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

– NLĐ nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hoặc

– NLĐ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được NLĐ đồng ý.

– NLĐ nữ làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con, khi mang dien thai và có thông báo cho NSDLĐ biết, được NSDLĐ chuyển sang làm các công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền cũng như lợi ích lao động cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; và

– NLĐ nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút ngày trong thời gian tối thiểu là 03 ngày/tháng; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ lương. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ do NLĐ nữ thỏa thuận với NSDLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của NLĐ.

Cũng cần lưu ý rằng, không nên nhầm lẫn việc chuyển NLĐ nữ sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn theo chính sách bảo vệ thai sản với việc thuyên chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với công việc được ghi trong HĐLĐ. Theo chính sách bảo vệ thai sản, NSDLĐ không bắt buộc phải có sự đồng ý của NLĐ nữ khi chuyển họ sang làm công việc khác quá 60 ngày làm việc. Tiền lương, quyền và lợi ích của NLĐ nữ sau khi chuyển sang làm công việc khác vẫn được giữ nguyên cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, theo quy định của BLLĐ, NLĐ nữ nào làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, nuôi con và đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn sẽ được hưởng chính sách nghỉ 60 phút/ngày của NLĐ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cụ thể, họ sẽ được nghỉ 60 phút/ngày sau khi chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc được nghỉ 120 phút ngày (tương đương với hai giờ làm việc) cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

[b] Thời giờ làm việc đối với NLĐ chưa thành niên.  

– NLĐ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Thời giờ làm việc sẽ không được quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành; và

– NLĐ chưa đủ 15 tuổi: Thời giờ làm việc sẽ không được quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần và không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

[c] Thời giờ làm việc đối với NLĐ cao tuổi

NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Trên đây là quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về thời giờ làm việc của người lao động

Nguồn: Sổ tay pháp luật lao động ( Luật sư Nguyễn Hữu Phước)

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây