Đòi nợ không đúng luật, dễ vướng 3 tội này

0
249

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến. Thế nhưng, không phải lúc nào giao dịch này cũng là làm đẹp lòng cả người vay và người cho vay. Có nhiều trường hợp người vay cố tình không trả tiền và người cho vay phải dùng nhiều biện pháp khác nhau để đòi nợ.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

3 hành vi đòi nợ dễ vướng vòng lao lý

Thứ nhất: Người cho vay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ hai: Người cho vay đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ ba: Người cho vay có hành vi bắt, giữ hoặc giam người vay trái pháp luật thì có thể bị khởi tố về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, người cho vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tương đối nghiêm khắc. Điển hình với Tội cướp tài sản, mức phạt tù từ 03 – 10 năm, nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt sẽ cao hơn rất nhiều.

Vậy, đòi nợ thế nào cho đúng luật?

Nguyên tắc đòi nợ đúng luật mà người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần và không bắt giữ người vay trái pháp luật. Để buộc người vay trả tiền cho mình, người cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Riêng trong trường hợp người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì có thể bị xem xét về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 174, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015).

Trong trường hợp trên, người cho vay có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra. Theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Do đó, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi nợ của người cho vay trong quá trình xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của người vay.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây