Những lưu ý khi thẩm định giá đồ cổ

0
487

Thị trường đồ cổ không phải còn gì xa lạ đối với những người có đam mê những món đồ cổ. Bạn đang cần xác định một món đồ cổ mà mình có được có giá trị như thế nào? Bạn thắc mắc đơn vị nào có thể thẩm định giá đồ cổ và tiêu chí thẩm định giá trị của đồ cổ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề đồ cổ.

thẩm định giá đồ cổ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khi nào cần thẩm định giá đồ cổ?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu đồ cổ hay cổ vật là gì? Căn cứ theo khoản 6, Điều 4 thì cổ vật được hiểu là một/nhiều hiện vật được lưu truyền lại từ xa xưa, mang giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ 100 tuổi trở lên.

Khi nào cần thẩm định giá đồ cổ? Giao dịch đồ cổ dần trở thành một hoạt động giao dịch thường xuyên tại Việt Nam. Khi bạn có một món đồ cổ nào đó nhưng không xác định, không chắc chắn được giá trị thực sự của món đồ đó thì bạn sẽ tiến hành thẩm định giá đồ cổ. Thẩm định được giá trị của món đồ cổ sẽ giúp bạn định giá món đồ chính xác và có giao dịch diễn ra sẽ không bị mua bán “hớ”.

Chuyện mua phải đồ giả, đồ giả cổ hay bị lừa gạt mua nhầm đồ dỏm không còn gì xa lạ đối với những người “chơi” đồ cổ. Đồ cổ vẫn còn đang lưu truyền rất nhiều ở dân gian, có những người không biết giá trị của món đồ đó như thế nào? Cũng có những người lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thông tin về cổ vật để đánh tráo, hoặc lừa người đang giữ món đồ cổ. Một số người ham rẻ mà vẫn muốn cổ vật thường không chú tâm đến việc thẩm định giá, mà tin tưởng vào người bản cổ vật. Thời gian sau biêt được đồ vật của mình không có giá trị thì người bán đã “bốc hơi” từ lâu.

Giá trị đồ cổ được xác định dựa trên giai đoạn lịch sử ra đời. Giai đoạn lịch sử ngắn ngủi như thời kỳ Tây Sơn thì các hiện vật trong thời kỳ này đa số bị thất lạc, phá hủy nên những cổ vật còn sót lại sẽ có giá trị vô cùng cao.

Tìm hiểu thêm về Thẩm định

Những đơn vị nào có thể thẩm định giá đồ cổ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật ban hành bởi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì Đơn vị thẩm định giá đồ cổ/Tổ chuyên gia giám định cổ vật được quy định như sau:

(i) Việc giám định cổ vật, thẩm định giá đồ cổ phải được thực hiện bởi Tổ chuyên gia giám định cổ vật/thẩm định giá đồ cổ.

(ii) Người đứng đầu cơ sở giám định/tổ chức thẩm định thành lập tổ chuyên gia giám định/thẩm định, bao gồm có tổ trưởng và các thành viên thẩm định(số lượng thành viên phải là số lẻ và có từ 03 thành viên trở lên).

Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, đồ cổ cần thẩm định, cơ sở giám định cổ vật để mời các chuyên gia/nhà khoa học có trình độ chuyên môn/am hiểu về đồ cổ của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia. Điều này giúp đánh giá chính xác hơn về giá trị của đồ cổ.

(iii) Tổ chuyên gia được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ và biểu quyết công khai về kết luận giám định/thẩm định. Các thành viên của Tổ chuyên gia thảo luận tập thể về vấn đề cần thẩm định, ý kiến của các thành viên đều phải được ghi trong biên bản cuộc họp hội ý thẩm định.

Tóm lại, đơn vị có thể thẩm định được thành lập tổ chức theo hình thức tổ chuyên gia với tối thiểu 03 thành viên có kinh nghiệm, am hiểu về vấn đề cần giám định. Có thể mời thêm những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực liên quan làm thành viên giám định. Đảm bảo giá trị cổ vật định giá chính xác nhất.

Tham khảo thêm về: Thẩm định giá là gì

Những tiêu chí để thẩm định giá đồ cổ

Một số tiêu chí để thẩm định giá đồ cổ để bạn đọc tham khảo có thể kể đến như sau:

Dựa trên tính nghệ thuật của đồ cổ, dấu ấn văn hóa, giai đoạn lịch sử và óc sáng tạo của người nghệ nhân đã tạo ra cổ vật.

Để xác định giá trị của đồ cổ thì phải xem xét về giá trị thẩm mỹ của món đồ, nó có tính nghệ thuật, hay dấu ấn riêng hay không. Giai đoạn lịch sử cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của cổ vật. Các họa tiết, hoa văn, nét chạm khắc… trên cổ vật sẽ thể hiện được kỹ thuật, khả năng của nghệ nhân từ đó xem xét được độ tinh xảo của món đồ. Đây chính là tiêu chí cơ bản để thẩm định giá cổ vật một cách chính xác.

Chất liệu tạo ra đồ cổ

Chất liệu là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá xem xét liệu cổ vật này có giá trị hay không? Đồ cổ thường rất đa dạng về chất liệu có thể là gốm, sứ, gỗ…tùy thuộc vào mỗi loại thì lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Dân gian có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Vì vậy giá trị của cổ vật được xác định dựa trên chất liệu làm nên nó. Khi thẩm định giá một món đồ cổ chúng ta cần biết nó được làm từ chất liệu gì để xác định giá trị của cổ vật.

Độ nguyên bản của đồ cổ

Độ nguyên bản là xem xét việc món đồ đã sửa chữa hay mất đi giá trị vốn có ban đầu hay chưa? Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng. Để xác định giá trị còn vẹn nguyên của cổ vật thì khi giao dịch đồ cổ cần xem kỹ hiện trạng của món đồ để tránh rủi ro khi mua đồ cổ về lại không đảm bảo giá trị mong muốn.

Tuổi của đồ cổ

Khi các tiêu chí bên trên đều thỏa mãn, bạn cần chú ý đến tuổi tác của món đồ. Món đồ càng đẹp, tuổi càng sâu thì càng chứng minh được giá trị của món đồ và cho thấy được khả năng của người nghệ nhân ở những thời điểm trước đó. Tuổi đồ càng cao thì chứng tỏ việc sản xuất ra một món đồ yêu cầu càng nhiều công sức và khó khăn, mà vẫn đạt được độ tinh xảo đồng nghĩa với việc món đồ đó vô cùng giá trị.

Tìm hiểu các nội dung liên quan tại: Luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây