Khái niệm luật hình sự

0
23

Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc biệt, tuân theo các nguyên tắc và thực hiện các nhiệm vụ riêng (Khái niệm luật hình sự có thể được dùng để chỉ ngành luật nhưng cũng có thể được hiểu là một trong những hình thức văn bản quy phạm pháp luật – luật (hoặc bộ luật) của ngành luật hình sự.

Khái niệm luật hình sự

Luật hình sự còn có thể được dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu ngành luật hình sự). Với tính chất là ngành luật, luật hình sự được hiểu là hệ thổng các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiêm cho xã hội bị coi là tội phạm và qưy định hĩnh phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó. Gắn với luật hình sự là hiện tượng tội phạm và biện pháp trách nhiệm đối với hiện tượng đó. Hình phạt và biện pháp hình sự phi hình phạt tuy cùng thuộc các biện pháp hình sự nhưng hình phạt vẫn được xem là biện pháp hình sự đặc trưng có tính “truyền thống”. Do vậy, thường có sự “vô tình” đồng nhất giữa hình phạt với các biện pháp hình sự. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là phát triển biện pháp hình sự phi hình phạt cùng với hạn chế hình phạt. Luật hình sự Việt Nam cũng đang theo xu hướng này.

Với hai nội dung như vậy mà ngành luật này có tên gọi gắn với một trong hai nội dung đó – tội phạm hoặc hình phạt. Ví dụ: Trong tiếng Anh, ngành luật này thường được gọi là Criminal Law (pháp luật hay ngành luật về tội phạm); còn trong tiếng Đức, ngành luật này lại thường được gọi là Strafrecht (pháp luật hay ngành luật về hình phạt). Trong tiếng Việt, hình sự có nghĩa là sự trừng trị, trừng phạt và ngành luật hình sự cũng có nghĩa là ngành luật về trừng phạt hay về hình phạt.

Khái niệm luật hình sự

Quy phạm pháp luật của ngành luật hình sự được hình thành qua các quy định của pháp luật. Đó là các quy định chung về tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt, là các quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt cụ thể. Các quy định này đều phải được thể hiện ở hình thức văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hay nói cách khác, các quy định về tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành vì tính đặc biệt của các quy định này.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Như đã trình bày, bên cạnh nội dung quy định hình phạt, ngành luật hình sự còn quy định các biện pháp hình sự khác không phải là hình phạt mà thường được gọi là biện pháp hình sự phi hình phạt. Trong các BLHS Việt Nam, các biện pháp này có tên gọi là các biện pháp tư pháp; các biện pháp giám là phát triển biện pháp giám sát, giáo dục và được coi là các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Các biện pháp phi hình phạt này có xu hướng phát triển trong luật hình sự của các nước cũng như của Việt Nam. Tuy nhiên, hình phạt vẫn là biện pháp cưỡng chế hình sự chính và có tính đặc trưng của ngành luật hình sự. Do vậy, khi nói về ngành luật hình sự, các tài liệu thường chỉ nói đến hình phạt. BLHS Việt Nam khi xác định nhiệm vụ của mình cũng chỉ viết: “… Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt”. (Điều 1 BLHS) Tuy nhiên, khi định nghĩa khái niệm tội phạm, Điều 8 BLHS không đề cập đến tính “chịu hình phạt” như một số tài liệu mà đã đề cập đến đặc điểm “bị xử lý hình sự” của tội phạm. Theo đó, “chịu hình phạt” chỉ là một nội dung của “bị xử lý hình sự”; hình phạt chỉ là một loại của biện pháp hình sự.

Nguồn: Giáo trình khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây