Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam

0
25

Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội. Người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thể đặc biệt, do đó chế định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là quy định quan trọng được ghi nhận trong BLHS hiện hành. BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định 04 hình phạt chính có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

1 – Cảnh cáo.

Hình phạt này được quy định chung cho tất cả các trường hợp phạm tội thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. BLHS không có quy định bổ sung đối với hình phạt khi áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, cần chú ý, khi thoả mãn hai điều kiện chung của hình phạt cảnh cáo (tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ) thì vẫn cần kiểm tra xem có thể miễn TNHS (khoản 2 Điều 91 BLHS) được hay không? Chỉ khi không thể miễn TNHS được thì mới áp dụng hình phạt cảnh cáo.

2 – Phạt tiền.

Hình phạt này chỉ là hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngoài các điều kiện được quy định chung (Điều 35 BLHS), điều luật bổ sung hai điều kiện cho phép áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

– Là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và

– Có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

– Khi phạt tiền người dưới 18 tuổi phạm tội cần tuân thủ các quy định tại các Điều 35 và Điều 99 BLHS. Mức phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quyết định theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá và không được quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.

bồi thường thiệt hại vô ý

 

3 – Cải tạo không giam giữ.

Ngoài điều kiện chung (có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng) (Điều 36 BLHS), điều luật quy định cụ thể về điều kiện cho phép áp dụng hình phạt này trong hai trường hợp:

– Đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, hình phạt này được áp dụng nếu tội phạm đã thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng;

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.

Về các nội dung khác của hình phạt cải tạo không giam giữ, có hai điểm cần chú ý:

– Không khấu trừ thu nhập đổi với người phạm tội dưới 18 tuổi bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ;

– Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi không được vượt quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.

Xem thêm: Phân loại khái niệm cấu thành tội phạm

Xem thêm: Dấu hiệu của tội phạm

4 – Tù có thời hạn.

Ngoài những nội dung có liên quan đến hình phạt tù có thời hạn được thể hiện ở các nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội, cần chú ý các điểm sau khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với những người này:

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101);

Đổi với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 101).

Trên đây là các quy định pháp luật liên quan đến các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Nguồn: Giáo trình Luật Hình sự (phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây