Phân tích những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm

0
30

Phân tích những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm

Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra.Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm.Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt. 

1 – Khái niệm về đồng phạm

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên có ý cùng thực hiện một tội phạm”. 

Cơ sở và phạm vi TNHS trong đồng phạm có điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ và do vậy có những điều luật riêng quy định bổ sung về TNHS của đồng phạm cũng như của từng loại người đồng phạm và quy định những nguyên tắc xử lí có tính chất riêng cho trường hợp phạm tội này.

2 – Dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm

Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu: có từ hai người trở lên và cùng thực hiện tội phạm.

[1] Dấu hiệu thứ nhất: có từ hai người trở lên

Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và -đủ tuổi chịu TNHS). Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.

Xem thêm:  Phân tích cấu trúc của phương pháp điều tra hình sự

xem thêmKỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

[2] Dấu hiệu thứ hai: cùng thực hiện tội phạm

Theo đó cùng thực hiện tội phạm có nghĩa, người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:

  • Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người thực hành;
  • Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;
  • Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người xúi giục;
  • Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.

Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

Bằng những hành vi cụ thể như trình bày trên, tất cả những người đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là một phần của hành vi phạm tội chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng họp các hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ dấu hiệu của CTTP nhất định nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi “góp phần” vào việc thực hiện tội phạm. Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả thiệt hại còn hành vi của những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) phải thông qua hành vi của người thực hành để gây ra hậu quả đó.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Đại học Luật Hà Nội!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây