Khi nào phải đi làm lại chứng minh nhân dân?

0
281

Chứng minh nhân dân (CMND) là một trong những loại giấy tờ quan trọng hàng đầu đối với mỗi công dân. Trong quá trình sử dụng, có trường hợp phải đi làm lại chứng minh nhân dân. Vậy khi nào phải đi làm lại chứng minh nhân dân? 

Ki
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý:

Luật Căn cước công dân 2014
Nghị định 05/1999/NĐ-CP
Thông tư 57/2013/TT-BCA

Chứng minh nhân dân – hai trong ba loại giấy tờ có giá trị chứng minh cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân

Theo quy định của pháp luật hiện hành, từ ngày 01/01/2016, có 3 loại giấy tờ có giá trị chứng minh cơ bản về lai lịch, nhận dạng của người được cấp gồm: Chứng minh nhân dân 9 số; Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công dân. Theo đó, cả 3 loại giấy tờ này chỉ khác nhau về tên gọi nhưng đồng thời tồn tại và có giá trị giống nhau. Trong đó, thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số cùng được sản xuất từ một loại phôi, công nghệ giống nhau.

Hiện nay, các tỉnh cấp thẻ Căn cước công dân 2019 gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đó, 16 tỉnh, thành phố này cũng triển khai cấp Chứng minh nhân dân 12 số và dừng cấp Chứng minh nhân dân 12 số chuyển sang cấp Căn cước công dân (từ ngày 01/01/2016).

Như vậy, 47 tỉnh, thành còn lại (chưa triển khai thẻ Căn cước công dân) thì vẫn sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số. Và chậm nhất đến ngày 01/01/2020, sẽ thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân trên cả nước.

 Vậy khi nào phải đi làm lại chứng minh nhân dân?

Như đã nêu ở trên, chứng minh nhân dân 9 số và 12 số là hai trong ba loại giấy tờ có giá trị chứng minh cơ bản về lai lịch, nhận dạng của một công dân. Trong quá trình sử dụng có những người phải đi làm lại loại giấy tờ này. Vậy khi nào phải đi làm lại? Đối với chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về trường hợp được cấp lại Chứng minh nhân dân: “Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại”. Như vậy, theo quy định của Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có thể hiểu rằng công dân phải đi làm lại chứng minh nhân dân trong trường hợp bị mất chứng minh nhân dân.

Một số lưu ý khi phải đi làm lại chứng minh nhân dân

Thứ nhất, người đi làm lại Chứng minh nhân dân phải từng được cấp Chứng minh nhân dân và không thuộc nhóm 04 đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:

Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ

Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam

Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân

Thứ hai, người đi làm lại Chứng minh nhân dân nếu thuộc 16 tỉnh, thành phố hiện đã triển khai cấp thẻ

Căn cước công dân như đã nêu trên thì người đi làm lại Chứng minh nhân dân sẽ được cấp mới thẻ

Căn cước công dân. Đặc biệt, người đã được cấp Chứng minh nhân dân 12 số khi cấp đổi sang thẻ

Căn cước công dân sẽ được giữ nguyên số Chứng minh nhân dân được cấp trước đó.

Về hồ sơ và thủ tục, bạn hãy tham khảo thêm 02 bài viết sau đây của chúng tôi về: Thủ tục xin cấp lại chứng minh nhân dân khi bị mất và chuyển từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân.

Xem thêm:   Ly hôn khi không biết địa chỉ của vợ, chồng đang ở nước ngoài

Khi đi làm thẻ căn cước có phải nộp lại chứng minh nhân dân không?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân, nguyên tắc quản lý căn cước công dân phải đảm bảo những nội dung như sau:

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân.

+ Thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài.

Theo quy của Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04 tháng 3 năm 2016 quy định về việc thu nhận thông tin khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin thực hiện các nội dung:

+ Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân (nếu có); thu thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại), thông tin nhân thân, đặc Điểm nhận dạng của công dân.

+ Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Mặt khác theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định về xác nhận chứng minh thư nhân dân như sau:

“Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Khi bạn làm thủ tục để xin cấp thẻ căn cước công dân, bạn vẫn mang theo chứng minh thư nhân dân cũ, bên công an sẽ không thu mà sẽ cắt một góc theo quy định trên và trả lại cho bạn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây