Lực lượng dân phòng có được dẹp xe ở vỉa hè không?

0
265

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Quý Công ty. Em muốn hỏi là tại vỉa hè trên phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, cứ 15h 00 mỗi ngày đều có lực lượng dân phòng tới dẹp xe trên vỉa hè. Vậy cho em hỏi, quy định của Chính phủ về vấn đề này như thế nào? Lực lượng dân phòng làm vậy có hợp lí không? Em xin cảm ơn.?

tố cáo theo quy định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD về hướng dẫn quản lí đường đô thị, Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến”.

Một trong các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lí, khai thác, sử dụng đường đô thị đó là: “Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định”

Tại Mục IV. Quản lý khai thác và sử dụng đô thị có quy định:

“9. Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.

b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.

c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.

d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố”.

Như vậy, việc trông giữ xe trên vỉa hè cần tuân thủ đúng quy định, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu dành cho người đi bộ là 1.5m để không ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông. Do đó, hành vi dẹp xe của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Như vậy, việc sử dụng hè phố vì bất cứ lý do gì cũng phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

Dân phòng là tên gọi khác của lực lượng bảo vệ dân phố để nói về lực lượng thường tham gia với công an phường trong việc giữ trật tự an toàn xã hội ở các phường, thị trấn.

Theo Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/04/2006 của Chính phủ quy định về vị trí, chức năng của bảo vệ dân phố:

“1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.

2. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn”.

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này thì bảo vệ dân phố có những quyền hạn sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây sựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi  phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.

3.Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách”.

Ngoài ra, quyền hạn của Bảo vệ dân phố còn được hướng dẫn chi tiết tại mục III Thông tư số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC như sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm pháp quả tang, người đang bị truy nã trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật:

Bảo vệ dân phố chỉ được bắt người khi xác định đúng người đó đang phạm pháp quả tang hoặc đang có lệnh truy nã của cơ quan Công an. Việc tước bỏ hung khí phải đi liền với việc bắt đối tượng nếu thấy đối tượng có sử dụng hung khí và phải áp giải ngay đối tượng đến Công an phường để xử lý.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định về an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự an toàn xã hội.

Khi thực hiện quyền hạn này, Bảo vệ dân phố phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Thanh tra giao thông công chính, Thanh tra xây dựng, Thanh tra y tế… Trong trường hợp không có các lực lượng trên, Bảo vệ dân phố có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã,  trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

3.1. Theo sự phân công hướng dẫn của lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng khác, Bảo vệ dân phố được tham gia truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, người trốn thi hành án hoặc kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra Giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khác của người tạm trú, người có biểu hiện nghi vấn đến cư trú trên địa bàn.

3.2. Nghiêm cấm Bảo vệ dân phố tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.

4. Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, Bảo vệ dân phố còn được sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm 1 Điều 12 của Nghị định.

Khi sử dụng quyền này, Bảo vệ dân phố cần chú ý: Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Phải được phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người”.

Đối chiếu với trường hợp bạn nêu thì bảo vệ dân phố chỉ được tiến hành dẹp xe, thu gom xe khi phát hiện có vi phạm pháp luật và phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự…

Nếu không có các lực lượng trên thì bảo vệ dân phố chỉ có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây