Một số kiến nghị hoạt động thẩm tra theo pháp luật hiện hành

0
419

Trên cơ sở phân tích các quy định của Luật 2015 về hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng văn bản QPPL và đối chiếu với ý nghĩa, vai trò của hoạt động này, tác giả đưa ra có một vài ý kiến nhận xét và kiến nghị hoạt động thẩm tra như sau:

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, về đối tượng thẩm tra chính sách

Theo Luật 2015 và văn bản hướng dẫn, có 5 loại văn bản được quy định phải xây dựng chính sách trước khi soạn thảo là: luật; pháp lệnh; một số nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH; một số nghị định của Chính phủ; một số nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định thẩm tra chính sách đối với luật và pháp lệnh[4]. Như vậy, 3 loại văn bản còn lại là nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH và HĐND cấp tỉnh mặc dù có xây dựng chính sách mới nhưng lại không được tiến hành thẩm tra. Đây là một quy định thiếu sót, chưa đầy đủ. Bởi vậy, để đảm bảo việc thẩm tra chính sách được tiến hành nhất quán, đồng thời bảo đảm chất lượng của VBQPPL nói chung, cần bổ sung quy định thẩm tra chính sách đối với tất cả các văn bản nêu trên, trừ nghị định của Chính phủ – bởi thẩm tra là hoạt động được tiến hành đối với các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước. Tránh trường hợp đến khi dự thảo văn bản đã được hoàn thiện mới bàn về sự cần thiết ban hành chính sách, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của chính sách trong dự thảo.

Thứ hai, về thời hạn tiến hành thẩm tra.

Trước tiên, Luật 2015 hoàn toàn không quy định về thời hạn đối với việc thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL. Việc thiếu sót quy định về vấn đề này có thể gây ra khó khăn, lúng túng cho công tác thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản, thậm chí có thể dẫn đến sự tùy tiện của các chủ thể có liên quan trong việc gửi hồ sơ để thẩm tra và tiến hành thẩm tra, ảnh hưởng đến chất lượng của việc xem xét, thông qua chính sách.

Bên cạnh đó, về thời hạn thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL. Mặc dù, có quy định tương đối cụ thể về thời hạn gửi hồ sơ yêu cầu thẩm tra và thời hạn phải trình hồ sơ sau khi thẩm tra lên chủ thể có thẩm quyền xem xét thông qua dự án, dự thảo, tuy nhiên như đã phân tích ở mục 4, việc quy định thời hạn thẩm tra đối với luật chậm nhất là 10 ngày, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày, nghị quyết của HĐND cấp huyện chậm nhất là 3 ngày. Thời hạn như vậy được cho là quá ít, không tương xứng với khối lượng công việc cần phải thực hiện để xem xét, đánh giá về rất nhiều nội dung được quy định như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi.

Đặc biệt, đối với trường hợp thẩm tra một dự án luật, thời hạn 10 ngày là quá ít để xem xét một dự án quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội. Có thể chúng ta cho rằng, vấn đề quy định về thời hạn chỉ là kỹ thuật, nhưng trên thực tế, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động thẩm tra. Với thời hạn được quy định, chất lượng của các báo cáo thẩm tra khó có thể đảm bảo.

Ngoài ra, thời hạn thẩm tra dự án, dự thảo trình UBTVQH không thể xác định được hay không quy định minh bạch về thời hạn thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã đều thể hiện sự thiếu sót của Luật. Bởi vậy, thiết nghĩ cần phải nghiên cứu và đưa ra quy định về thời hạn thẩm tra phù hợp hơn, đảm bảo cho các chủ thể có thể hoàn thành khối lượng công việc nhiều và phức tạp với chất lượng hiệu quả.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Thứ ba, về nội dung thẩm tra. 

Quy định về nội dung thẩm tra dự án, dự thảo trong Luật 2015 được thiết kế theo hướng giảm dần từ văn bản của Quốc hội, UBTVQH đến văn bản của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Điều này sẽ hợp lý nếu như một số nội dung chỉ phù hợp với văn bản của trung ương mà không phù hợp với văn bản của địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân, một số nội dung cần phải xem xét, đánh giá dù là văn bản của trung ương hay địa phương. Chẳng hạn, nội dung thẩm tra về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh hay điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản là những vấn đề rất thiết yếu nhưng lại không được quy định trong nội dung thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND. Riêng với việc thẩm tra nghị quyết của HĐND cấp xã, Luật chỉ quy định trách nhiệm các Ban của HĐND phải thẩm tra, còn thẩm tra nội dung gì thì không hề quy định cụ thể hay dẫn chiếu đến các quy định khác. Điều này cũng thể hiện sự thiếu khoa học và minh bạch của Luật 2015.

Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân về những quy định liên quan đến hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng VBQPPL. Hy vọng trong thời gian tới, Luật 2015 sẽ được sửa đổi, bổ sung để có các quy định phù hợp và khả thi hơn, tạo nền tảng để hoạt động thẩm tra được tiến hành hiệu quả hơn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây