Mức xử phạt đối với công chức tham ô

0
297

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chính vì vậy, những hành vi tham nhũng, tham ô đều được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vậy, theo quy định hiện hành, tham ô và tham nhũng là những hành vi gì?

Tình tiết tăng nặng
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Về hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng

Theo quy định tại Điều 92 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Người có hành vi tham nhũng  tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(i) Áp dụng hình thức xử lý khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.

(ii) Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về hành vi tham nhũng còn tái phạm.

(iii) Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với cán bộ, công chức, giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về hành vi tham nhũng mà tái phạm.

(iv) Áp dụng hình thức xử lý cách chức đối với cán bộ, công chức trong trường hợp sau:

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

(v) Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong các trường hợp:

(vi) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

(vi) Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính với người có hành vi tham nhũng:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, với người có hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì phải chịu các mức phạt sau:

(i) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;

(ii) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

(iii) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

Ngoài phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tham nhũng:

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Lưu ý: 

Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Xử lý tài sản tham nhũng

Theo quy định tại Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây