Người tố cáo tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào?

0
262

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành dự thảo Thông tư về việc bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Buôn lậu thuốc lá
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

5 biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí

Điều 3 dự thảo nêu rõ, những đối tượng được bảo vệ gồm:

– Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí;

– Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, nếu những người này đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư này.

Các đối tượng trên sẽ được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

Trong đó, việc bảo vệ này phải liên quan trực tiếp đến việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

Riêng tài sản được bảo vệ phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người được bảo vệ và có giá trị thực tế từ 02 triệu đồng trở lên.

Những biện pháp được áp dụng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm người tố cáo tham nhũng, lãng phí gồm:

– Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

– Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

– Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;

– Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

– Biện pháp khác.

Khi nào người tố cáo tham nhũng không được bảo vệ?

Mặc dù người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí được bảo vệ theo nội dung quy định tại dự thảo này nhưng không phải mọi trường hợp những người này đều được bảo vệ.

Cụ thể, theo Điều 4 dự thảo, những người tố cáo hành vi tham nhũng phải tự chịu trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình nếu không chấp hành các nghĩa vụ sau đây:

– Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

– Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;

– Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

Như vậy, nếu người tố cáo hành vi tham nhũng vi phạm 03 nghĩa vụ nêu trên thì phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây