Các loại phương pháp điều tra hình sự

0
23

1. Các loại phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm không những khác nhau ở nội dung mà còn ở hình thức thể hiện. Vì vậy, có thể phân loại phương pháp điều tra dựa vào những căn cứ sau:

Căn cứ vào đặc điểm của loại tội phạm mà phương pháp điều tra đề cập đến, có thể chia làm hai loại: phương pháp điều tra phổ biến và phương pháp điều tra đặc biệt.

(i) Phương pháp điều ưa phổ biến đề cập đến các loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Trên cơ sở đó, phương pháp điều tra phổ biến gồm những nhóm sau:

  • Phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
  • Phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu.
  • Phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người.
  • Phương pháp điều tra các tội phạm về chức vụ.v.v.

(ii) Phương pháp điều tra đặc biệt là những phương pháp được xây dựng đề cập đến từng nội dung nằm trong đặc điểm hình sự của tội phạm như thời gian và địa điểm xảy ra vụ án, đặc điểm nhân thân của bọn tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội… Trên cơ sở đó, phương pháp điều tra đặc biệt có thể gồm phương pháp điều tra những vụ cướp xảy ra ưên cầc tuyến đường sắt, đường bộ; phương pháp điều tra những vụ giết người bằng súng v.v..

Căn cứ vào mức độ cụ thể hoá của phương pháp điều tra, có thể phân loại thành phương pháp điều tra một nấc hay hai nấc. Ví dụ: Trong phương pháp điều tra các vụ án giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) và giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 95 BLHS) thì trước khi đưa ra những chỉ dẫn cần áp dụng trong công tác điều tra các vụ án này, phương pháp điều tra giới thiệu những chỉ dẫn chung về phương pháp điều tra các vụ án giết người nói chung (Điều 93 BLHS)Ĩ

Căn cứ vào số lượng tội phạm mà phương pháp điều tra đề cập đến, có thể phân loại thành phương pháp điều tra tổng hợp và phương pháp điều tra một tội phạm cụ thể. Phương pháp điều tra tổng hợp là phương pháp điều tra trong đó đề cập đến hai loại tội phạm trở lên nhưng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Ví dụ: Phương pháp điều tra tội cướp và cướp giật…

Ảnh minh họa

2. Cấu trúc của phương pháp điều tra hình sự

Mặc dù các phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm có những đặc điểm khác nhau về nội dung và hình thức thể hiện nhưng xét về cấu trúc chúng giống nhau và bao hàm những yếu tố cụ thể sau:

(i) Đặc điểm hình sự của tội phạm

Đặc điểm hình sự của tội phạm là sự phản ánh vào thực tế khách quan hệ thống các đặc điểm, tính chất, dấu hiệu hình sự của vụ phạm tội có ý nghĩa quan trọng đối với công tác điều tra làm rõ vụ án. Cụ thể, trong đặc điểm hình sự của tội phạm bao gồm các loại thông tin sau:

  • Những thông tin về dấu vết vật chất của vụ phạm tội;
  • Thông tin về thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm;
  • Thông tin về địa điểm và thời gian gây án;
  • Thông tin về diễn biến của quá trình phạm tội;
  • Thông tin về đối tượng bị xâm phạm;
  • Thông tin về động cơ, mục đích phạm tội;
  • Thông tin về đặc điểm nhân thân của người phạm tội;
  • Thông tin về đặc điểm nhân thân của người bị hại;
  • Thông tin về các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội.

(ii) Kế hoạch điều tra

Đấy là nội dung có vi trí quan trọng của phương phấp điều tra trong đó trình bày những chỉ dẫn về tổ chức và trình tự tiến hành các biện pháp điều tra, trinh sát và các biện pháp khác tương ứng với từng tình huống cụ thể xảy ra trong thực tế điều tra:

+ Trường hợp điều tra vụ án xảy ra đột xuất.

+ Trường hợp điều tra vụ án mà trước đó có tiến hành các hoạt động nghiệp vụ.

Kế hoạch điều tra một vụ án nhất định bao gồm kế hoạch điều tra toàn bộ vụ án và kế hoạch tiến hành từng biện pháp điều tra cụ thể. Cơ sở để xây dựng kế hoạch điều tra là những tài liệu đã thu thập được về vụ án. Kế hoạch này được bổ sung và thực hiện cùng với quá trình thu thập, tích luỹ các tài liệu, chứng cứ của vụ án. Nội dung của một bản kế hoạch điều tra vụ án nói chung và kế hoạch tiến hành từng biện pháp điều tra cụ thể đã được trình bày. 

(iii) Đặc điểm về tồ chức và tiến hành những biện pháp điều tra phổ biến đổi với loại tội phạm mà phương pháp điều tra đề cập

Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự không phải tất cả các biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự đều cần tiến hành. Căn cứ vào đặc điểm riêng của từng loại tội phạm, chủ thể đã thực hiện hành vi đó cũng như yêu cầu của pháp luật về những vấn đề cụ thể cần thu thập chứng cứ để làm rõ trong vụ án để xác định các biện pháp điều tra cần tiến hành cũng như những vấn đề cần chú ý khi áp dụng các biện pháp này cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

(iv) Đặc điểm về tổ chức và tiên hành các biện pháp khắc phục, phòng ngừa những nguyên nhân và điều kiện phạm tội của loại tội phạm cụ thể mà phương pháp điều tra đề cập

Trên cơ sở của những tài liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra các vụ án cụ thể, nhất là những tài liệu về nhân thân người phạm tội, phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội mà bị can đã sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tài liệu khác, cơ quan điều tra cần làm rõ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tội phạm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi đó của thủ phạm để đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa cũng như các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây