Một số vấn đề về tiền lương theo Bộ luật lao động hiện hành.

0
8

Một số vấn đề về tiền lương theo Bộ luật lao động hiện hành.

Tiền lương là một trong những chế định quan trọng nhất của pháp luật lao động. Chế định này được Bộ luật lao động năm 2019 quy định hết sức cụ thể, bao gồm: chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng lương và thưởng; tạm ứng tiền lương; khấu trừ tiền lương; 

1 – Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và thưởng đối với người lao động

Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với NLĐ được thỏa thuận trong HĐLĐ TƯLĐTT (nếu có) hoặc quy định trong quy chế của DN. Việc ghi nhận rõ ràng trong HĐLĐ, TƯLĐTT hoặc quy định trong quy chế của DN không những có ý nghĩa về mặt quản lý các khoản chi trong DN và quản lý lao động mà còn đóng góp vai trò không nhỏ để DN được trừ chi phí hợp lý khi tính TNCN (sẽ được trao đổi chi tiết về vấn đề này tại Chương XII dưới đây).

Ngoài ra, NSDLĐ có thể xét thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của DN và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. NSDLĐ cần ban hành quy chế thưởng và công bố công khai tại nơi làm việc để xác định rõ mức thưởng, cách thức thưởng sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở ở nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Đây cũng là cơ sở phát lý để tiền thưởng được xem là chi phí được trừ khi tính TNDN của DN.

Điều kiện và thủ tục vay vốn ngân hàng được quy định như thế nào?

Trong khi BLLĐ 2012 quy định về khái niệm “Tiền thưởng” thì BLLĐ lại quy định về khái niệm “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng”. Như vậy, sẽ có thể hiểu rằng, ngoài thưởng bằng tiền thì NLĐ cũng có thể được NSDLĐ thưởng bằng các hình thức khác, ví dụ như hiện vật, dịch vụ, sản phẩm, tài sản, chứng khoán, quyền lợi thành viên dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của NSDLĐ cũng như mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Thật bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ.

Tuy nhiên, khi thưởng bằng các hình thức khác thì NSDLĐ cần lưu ý kiểm tra trước là các khoản thưởng đó có chịu TTNCN hay không để báo cho NLĐ biết số TNCN mà DN phải khấu trừ cũng như phải kiểm tra xem các khoản chi thưởng đó theo quy định của Luật TTNDN có được xem là chi phí được trừ của DN hay không. Ngoài ra, theo Luật Thuế giá trị gia tăng, NSDLĐ cũng cần kiểm tra sự cần thiết của việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các khoản thưởng không phải bằng tiền này và ai sẽ chịu khoản thuế giá trị gia tăng đó.

2 – Tạm ứng tiền lương

 Việc tạm ứng tiền lương cho NLĐ sẽ tùy theo các điều kiện do các bên tự thỏa thuận và sẽ không bị tính lãi.

Tuy nhiên, NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương theo quy định của pháp luật trong những trường hợp dưới đây:

–  Khi NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên, NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa sẽ là không quá 01 tháng tiền lương và NLĐ phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. NLĐ nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng

– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ;

– NLĐ nào hưởng lương theo sản phẩm, theo lương khoán được trả lương theo thỏa thuận của các bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm chứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm tháng; và trong

– Trong thời hạn bị NSDLĐ tạm đình chỉ công việc của Nin trong quá trình xử lý KLLĐ theo quy định của pháp luật, NLĐ được quyền tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Nếu NLĐ bị xử lý KLLĐ, NLĐ không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng, còn nếu NLĐ không bị xử lý KLLĐ thì NSDLĐ phải trả đủ tiền lương trong thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc.

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Xem thêm: Tiêu chuẩn tiếp viên hàng không hãng Bamboo

3 – Khấu trừ tiền lương

Nếu NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của NSDLĐ, về mặt nguyên tắc, NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ. Như một cách thức để bồi thường thiệt hại, NSDLĐ sẽ khấu trừ hằng tháng vào lương của NLĐ. Tiền lương làm căn cứ để khấu trừ là tiền lương thực trả mà NLĐ nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc bao gồm BHXH, BHYT, BHTN và nộp TNCN (nếu có) theo quy định.

Cần lưu ý rằng, nếu thiệt hại gây ra không nghiêm trọng (gia trị thiệt hại không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi NLĐ làm việc) và do sơ suất của NLĐ, mức bồi thường nhiều nhất chỉ tối đa là 03 tháng tiền lương. Mức khấu trừ hằng tháng nêu trên cũng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của NLĐ sau khi đã trích nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc và TTNCN. NLĐ phải được NSDLĐ biết lý do khấu trừ tiền lương của NLĐ.

Bên cạnh đó, theo quy định của BLLĐ, NSDLĐ bị cấm phạt tiền, cắt lương NLĐ thay cho việc xử lý KLLĐ. Theo đó, việc xử lý các hành vi vi phạm KLLĐ phải tuân thủ quy định của PLLĐ và NSLĐ của DN. Trên thực tế, việc trừ lương do NLĐ đi làm muộn là vi phạm pháp luật lao động nếu hình thức trả lương không thuộc trả lương theo giờ và giữa NSDLĐ và NLĐ không có thỏa thuận về việc được trừ lương nếu làm không đủ giờ nếu trả lương theo giờ. Để xử lý trường hợp này cho phù hợp với quy định của PLLĐ, NSDLĐ có thể quy định hành vi đi làm muộn trong NQLĐ để xử lý KLLĐ đối với NLĐ theo hình thức khiển trách.

Trên đây là các quy định của Bộ luật lao động 2019 về chế định tiền lương đối với người lao động. 

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự(phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây