Phân loại dấu vết hình sự

0
31

1- Căn cứ vào các lĩnh vực kỹ thuật hình sự để phân loại dấu vết hình sự

–    Dấu vết đường vân (dấu vết vân tay, vân chân);

–    Dấu vết cơ học (dấu vết chân, giày, dép, dấu vết công cụ, dấu vết cắn…);

–    Dấu vết súng đạn (dấu vết trên súng, trên đầu đạn, vỏ đạn, trên vật cản);

Dấu vết sinh vật (dấu vết máu, chất bài tiết, dấu vết lông, tóc…);

Dấu vết hơi;

Dấu vết hoá hình sự (dấu vết đất, bụi, dấu vết sơn, thủy tinh, độc chất…);

Chữ viết tay, chữ ký;

Tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy.

Quản lý nhà nước về đối ngoại

2- Căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình thành dấu vết

Dấu vết in

Dấu vết in được hình thành chủ yếu do sự di chuyển vật chất khi có sự tác động qua lại giữa vật gây vết và vật mang vết.

Dấu vết in được chia làm hai loại:

+ Dấu vết in lồi: Là dấu vết in được hình thành khi vật gây vết để lại một lớp mỏng vật chất trên bề mặt của vật mang vết nơi chúng tiếp xúc. Ví dụ: Dấu vết vân tay dính máu, phẩm màu, mồ hôi…

+ Dấu vết in lõm: Là dấu vết in được hình thành khi vật gây vết lấy đi một lớp mỏng vật chất trên bề mặt của vật mang vết nơi chúng tiếp xúc. Ví dụ: Dấu vết vân tay để lại trên mặt bàn có phủ một lớp bụi mỏng…

Dấu vết lõm.

Dấu vết lõm được hình thành do sự tác động của vật gây vết làm biến dạng và để lại vết lõm trên bề mặt của vật mang vết. Ví dụ: Dấu vết tay trên bơ mỡ, dất vết chân, giày, dép trên bùn.:.

Dấu vết cắt.

Dấu vết cắt là một dạng của dấu vết lõm và dấu vết trượt, được hình thành khi lưỡi cắt của vật gây vết tác động ngang qua hoặc có xu hướng ngang qua vật mang vết. Dấu vết là các mặt cắt và nó phản ánh đặc điểm riêng của lưỡi cắt dưới dạng các đường xước nhỏ chạy song song.

Dấu vết trượt.

Dấu vết trượt là một dạng của dấu vết lõm hoặc in, được hình thành khi điểm tỳ hoặc tựa không chắc và một trong hai hay cả hai đối tượng (vật gây vết và vật mang vết) cùng chuyển động. Dấu vết trượt là những đường xước chạy song song. Ví dụ: vết xước trên đầu đạn do đường khương tuyến để lại khi đầu đạn đi qua nòng súng, vết xước trên thân hai ô tô khi chúng chuyển động ngược chiều và va quệt nhau…

Xem thêm:  vạch kẻ đường cho người đi bộ

Xem thêm: quá trình phát triển của khoa học điều tra hình sự 

Dấu vết khớp.

Dấu vết khớp là dấu vết được hình thành khi vật gây vết tác động lên vật mang vết làm cho nó bị phân chia thành nhiều phần với những đặc điểm cá biệt tương ứng trên đường phân chia và có thể dựa vào những đặc điểm này khớp chúng lại với nhau tạo thành vật ban đầu. Ví dụ: Các mảnh của đèn pha ô tô bị vỡ, các phần của công cụ phạm tội.bị gãy…

Quản lý nhà nước về đối ngoại

3- Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết

Dựa vào căn cứ này, dấu vết hình sự được chia ra làm hai loại: Vi vết và vĩ vết.

Vi vết là một phần nhỏ trong vĩ vết như sinh vật trong đất, tạp chất trong hoá chất… hoặc là những phần rất nhỏ của vật thể lớn như tơ, sợi, trọ, bồ hóng, cặn chất đốt, lông, mảnh kim loại hay là vi vật thể như bụi, vi khuẩn…

  1. Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết

Đây là trường hợp căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết cho phù hợp. Ví dụ’. Dấu vết do tay gây ra gọi là dấu vết tay; dấu vết do súng, đạn gây ra gọi là dấu vết súng đạn; dấu vết do phương tiện giao thông gây ra gọi là dấu vết phương tiện giao thông V.V..

Tổng hợp từ nguồn: Giáo trình khoa học điều tra hình sự- Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây