Quản lí cán bộ, công chức; quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức.

0
31

Quản lí cán bộ, công chức là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần quyết định vào việc nâng cao hiệu lực của Nhà nuớc. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức, viên chức được quy định rất rõ ràng. Bài viết sẽ phân tích 2 nội dụng chính sau:

Quản lý cán bộ công chức

1 – Quản lí cán bộ, công chức 

[a] Hoạt động này được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc:

– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lí của Nhà nước.

– Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc lam và chỉ tiêu biên chế.

– Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

– Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ;

– Thực hiện bình đẳng giới.

[b] Pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết về nội dung quản lí cán bộ, công chức. Đó là những hoạt động sau đây:

– Ban hành và tổ chức thực hiện vãn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức.

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cán bộ, công chức.

– Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ.

– Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế.

Việc quản lí cán bộ do bầu cử được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

Việc quản lí thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về kiểm sát viên viện kiểm sát nhàn dân.

Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về công chức và quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Định kì hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác quản lí cán bộ, công chức.

Bộ nội vụ chịu trách nhiêm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về công chức. Các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về công chức theo phân cấp của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3 – Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Những nghĩa vụ mà mọi cán bộ, công chức đều phải thực hiện gồm 3 nhóm là nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một dạng nghĩa vụ đặc biệt được pháp luật quy định dưới hình thức những việc cán bộ, công chức không được làm.

[a] Nghĩa vụ đối vói Đảng, Nhà nước và nhân dân là những nghĩa vụ mà cán bộ, công chức dù ở cương vị nào cũng phải thực hiện như nhau, bao gồm:

– Trung thành với Đảng, Nhà nước, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia;

– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân;

– Liên hê chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

[b] Những nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ là những nghĩa vụ được quy định cụ thể, gắn trực tiếp với công việc, nhiệm vụ được giao, đó là:

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

– Có ý thức tổ chức kỉ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước;

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị;

– Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao;

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thòi báo cáo bằng văn bản vói người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.

– Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.

– Những việc cán bộ, công chức không được làm bao gồm những nghĩa vụ liên quan đêh đạo đức công vụ, những nghĩa vụ liên quan đến bí mật nhà nước và những nghĩa vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự. Cụ thể là:

+ Liên quan đến đạo đức công vụ: cán bộ, công chức không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Xem thêm: Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

+ Liên quan đến bí mật nhà nước: cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức; cán bộ, công chức lăm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cto tổ chức, cá nhân tròng nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

+ Liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự: những việc quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

2 – Quyền của cán bộ, công chức

Để thi hành công vụ, cán bộ, công chức được trao một phạm vi quyền tương đối rộng rãi. Những quyền này được phân thành 4 nhóm sau đây:

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

– Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang, thiết bị và các điều kiên làm việc khác; được cung cấp thông tin hên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

– Qụyền về tiền lương và các chế độ Hên quan đến tiền lương: được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi khi làm việc ở vùng, miền có điều kiện lãnh tê-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

– Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang, thiết bị và các điều kiên làm việc khác; được cung cấp thông tin hên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

– Qụyền về tiền lương và các chế độ Hên quan đến tiền lương: được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi khi làm việc ở vùng, miền có điều kiện lãnh tê-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây