Soạn thảo báo cáo , tờ trình, biên bản

0
3686

Soạn thảo báo cáo phải đáp ứng yêu cầu nội dung trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Báo cáo có thể là báo cáo thường kỳ : báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng kết;  báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Soạn thảo Báo cáo:

a. Khái niệm:

Là văn bản trình bày những kết quả đạt được trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình thực tế quản lý, lãnh đạo, là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp hơn. Báo cáo phải có nội dung trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Báo cáo có thể là báo cáo thường kỳ : báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng kết;  báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất.

b. Yêu cầu của Báo cáo :

– Báo cáo viết trung thực, khách quan, có thông tin cụ thể, trọng điểm

– Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, trình bày những đánh giá, nhận định dựa trên kết quả khảo sát, mô tả

– Đúng thể thức, hình thức quy định

c. Báo cáo có nội dung cấu trúc như sau :

* Phần mở đầu : Quốc hiệu, Tên cơ quan ban hành, Số và ký hiệu, địa danh, ngày tháng, tên loại VB: Báo cáo, trích yếu nội dung báo cáo.

* Nội dung Báo cáo

– Đặt vấn đề: Nêu những điểm chính về chủ trương công tác, nhiệm vụ được giao, hoàn cảnh thực hiện .

– Nội dung:

+ Kiểm điểm những việc đã làm , những việc hoàn thành, chưa hoàn thành, chỉ ra những ưu khuyết điểm của quá trình thực hiện , đánh giá kết quả, nguyên nhân đạt được .

+ Khi soạn thảo phải căn cứ vào mẫu, quy định của cấp trên, trong trường hợp không có mẫu quy định , người viết báo cáo phải tự xác định các yêu cầu , nội dung, đối chiếu kết quả  công tác và thu thập tài liệu, số liệu để viết một báo cáo tương ứng thực trạng công tác.

* Kết thúc thông báo: Kiến nghị những phương hướng, giải pháp khắc phục, nêu kiến nghị nếu có.

* Phần kết:  Thẩm quyền ký, hình thức đề ký; Thủ trưởng ký hoặc Phó Thủ trưởng ký thay; Con dấu của cơ quan ban hành , nơi nhận.

Soạn thảo Tờ trình:

a. Khái niệm:

Là văn bản đề xuất với cấp trên , xin cấp trên phê duyệt một vấn đề mới. Có thể là một chủ trương, một phương án công tác, một chính sách, một chế độ, một tiêu chuẩn , định mức hoặc một đề nghị  hoặc những vấn đề thông thường trong điều hành và quản lý ở cơ quan như mở rộng quy mô, thay đổi chức năng hoạt động, xây dựng thêm cơ sở vật chất.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

b. Bố cục của Tờ trình :  

– Phần mở đầu : Quốc hiệu, Tên cơ quan ban hành, Số và ký hiệu, địa danh, ngày tháng, tên loại VB: Tờ trình , trích yếu nội dung tờ trình, Nơi gửi trình (

– Nội dung Tờ trình

–  Đặt vấn đề: Nêu lý do đưa ra những nội dung trình duyệt. Phân tích những căn cứ thực tế làm nổi bật các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.

– Nội dung:

+  Nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, các phương án khả thi một cach cụ thể, rõ ràng với các luận cứ kèm theo tài liệu có thông tin trung thực, độ tin cậy, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện, những biện pháp khắc phục.

+ Nêu ý nghĩa tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội , công tác lãnh đạo, quản lý.

– Kết thúc tờ trình: Nêu những kiến nghị cấp trên xem xét chấp thuận đề xuất mới đã nêu để sớm được triển khai thực hiện. Có thể nêu một vài phương án để cấp trên duyệt, nhằm khi cần thiết có thể chuyển đổi phương án. Kiến nghị phải xác đáng.

*. Phần kết:  Thẩm quyền ký, hình thức đề ký; Thủ trưởng ký hoặc Phó Thủ trưởng ký thay; Con dấu của cơ quan ban hành , nơi nhận.

Tờ trình có thể đính kèm theo các văn bản phụ  để minh hoạ cho các phương án được đề xuất trong tờ trình.

Soạn thảo Biên bản

a. Khái niệm:

Biên bản là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan tổ chức do những người chứng kiến thực hiện

– Biên bản hội nghị là loại văn bản hành chính dùng để ghi chép lại, phản ảnh lại những ý kiến thảo luận  của hội nghị, những kết luận , quyết định của hội nghị làm cơ sở cho các quyết định xử lý, cơ sở để kiểm tra việc thực hiện các quyết định của hội nghị hoặc làm căn cứ cho các nhận định, kết luận khác.

– Biên bản có nhiều loại khác nhau như biên bản hội nghị, cuộc họp;biên bản sự việc xảy ra; biên bản xử lý; biên bản bàn giao, nghiệm thu; biên bản hoà giải, …

b. Bố cục của biên bản :

*. Phần mở đầu : Quốc hiệu, Tên cơ quan ban hành, Số và ký hiệu, địa danh, ngày tháng, tên loại VB: Biên bản , trích yếu nội dung biên bản;

*. Nội dung biên bản

– Đặt vấn đề: Ghi rõ thời gian lập biên bản , địa điểm , thành phần tham gia.

– Nội dung biên bản: Ghi diễn biến sự kiện. Nội dung biên bản phải được ghi chép chính xác, cụ thể, trung thực các số liệu, sự kiện, không suy đoán chủ quan.  Biên bản phải đảm bảo các yêu cầu: trung thực, chính xác, khách quan và đầy đủ..

– Kết thúc biên bản: Ghi thời gian kết thúc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây