Thi đậu công chức vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự?

0
226

Tham gia nghĩa vụ quân sự là quyền và trách nhiệm của mọi công dân trừ một số đối tượng được ưu tiên miễn hoặc hoãn nhập ngũ. Thi đậu công chức có phải một trong số các trường hợp được ưu tiên miễn hoặc hoãn nhập ngũ?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Không phải mọi công chức đều phải đi nghĩa vụ?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân, gồm: Phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 khẳng định:

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

Tuy nhiên, có một số trường hợp ưu tiên Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự cho phép được miễn hoặc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Riêng công chức chỉ khi đáp ứng điều kiện sau đây thì mới được miễn hoặc tạm hoãn:

– Tạm hoãn gọi nhập ngũ: Công chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Miễn gọi nhập ngũ: Công chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách với công chức công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn;

– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, … (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp công chức đều phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu làm việc, công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ; công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được hoãn gọi đi nghĩa vụ quân sự.

Đáng chú ý: Với các trường hợp hoãn nghĩa vụ quân sự, nếu không còn lý do tạm hoãn (làm việc, công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn) thì được gọi nhập ngũ.

Đi nghĩa vụ quân sự, công chức có bị mất việc không?

Một trong những vấn đề được nhiều công chức quan tâm về nghĩa vụ quân sự là liệu rằng sau khi xuất ngũ, người đó còn tiếp tục được làm công chức nữa không? Để hướng dẫn vấn đề này, khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ:

– Nếu trước khi nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ, cơ quan, tổ chức này phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.

– Nếu cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

– Nếu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm (theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP).

Căn cứ các quy định trên, công chức khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự thì sau khi xuất ngũ được bảo đảm công việc đã làm trước đó hoặc được bố trí việc làm phù hợp đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.

Thậm chí, để khuyến khích công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ thuộc trường hợp sau đây còn được cộng điểm trong tuyển dụng công chức và khi tập sự được hưởng 100% mức lương, phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng trình độ đào tạo:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, được xuất ngũ;

– Hạ sĩ quan, binh sĩ nhận được quyết định xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Nói tóm lại, không phải mọi trường hợp công chức đều phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì công chức sau khi xuất ngũ được bảo đảm về việc làm và thu nhập tương ứng với trước khi nhập ngũ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây