Chiến thuật hỏi cung trong một số trường hợp cụ thể (Phần 1)

0
20

1. Những quy định chung của chiến thuật hỏi cung bị can

Chiến thuật hỏi cung bị can phải được thực hiện theo những định hướng mang tính khoa học. Cụ thể, việc áp dụng nó trong thực tiễn hỏi cung bị can phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

  • Tính tích cực. Tính tích cực của hỏi cung bị can thể hiện ở chỗ, điều tra viên phải luôn nắm chắc thế chủ động, biết sử dụng linh hoạt tất cả những chiến thuật hỏi cung nhằm đạt được mục đích đề ra, trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật. Đối với những bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì cuộc hỏi cung phải mang tính tiến công liên tục. Khi đó, điều tra viên không chỉ đơn thuần là người ghi nhận những thông tin do bị can cung cấp mà phải tích cực sáng tạo áp dụng mọi phương tiện pháp luật cho phép nhằm thu được những thông tin chính xác về vụ án.
  • Tính có mục đích rõ ràng. Tính có mục đích rõ ràng của hỏi cung bị can có nghĩa, trong mọi trường hợp trước khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên phải xác định rõ ràng mục đích cụ thể mà cuộc hỏi cung cần đạt được, nhằm thu thập được những thông tin cần thiết, có liên quan đến vụ án chứ không phải những thông tin bất kỳ. Đe đạt được mục đích đó, điều tra viên cần xác định rõ những vấn đề cần phải làm rõ, những tin tức, tài liệu cần phâi thu thập trong quá trình hỏi cung. Đồng thời, phải luôn cố gắng, quyết tâm đạt được mục đích đề ra, biết lựa chọn và áp dụng những chiến thuật và phương tiện phù hợp để đạt được mục đích đó.
  • Tính khách quan và đầy đủ. Tính khách quan và đầy đủ của hỏi cung bị can thể hiện ở chỗ, khi tiến hành hoi cung bị can, điều tra viên phải thu thập đầy đủ tất cả những tài liệu, chứng cứ buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Mặc khác, khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên không được phép tự ý sửa chữa, thêm bớt vào lời khai của bị can, thay đổi nó cho phù hợp với quan điểm chủ quan của mình và gán ép cho bị can những quan điểm chủ quan đó. Một trong những điều kiện đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của hỏi cung bị can là khi tiến hành hoạt động này, điều tra viên không được đưa ra những câu hỏi có tính chất mớm cung và trong biên bản phải ghi chính xác đến từng chữ lời khai của bị can.

– Cần phải khai thác một cách hợp lý những đặc điểm nhân thân của bị can. Đây là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc khi tiến hành hỏi cung bị can. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào khả năng và mức độ khai thác, sử dụng những tài liệu về đặc điểm nhân thân của bị can của điều tra viên khi hỏi cung. Không khai thác và sử dụng những tài liệu đổ, điều tra viên không thể thiết lập và duy trì sự tiếp xúc tâm lý với bị can – một trong những điều kiện không thể thiếu để đạt được mục đích của cuộc hỏi cung. Vì vậy, khi hỏi cung bị can, điều tra viên không chỉ cần nắm vững những tài liệu về đặc điểm nhân thân của bị can như đặc điểm tâm lý, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thế giới quan… mà trên cơ sở đó phải xác, định, lựa chọn những chiến thuật hỏi cung cho phù hợp.

2. Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can thành khẩn khai báo

Khi hỏi cung bị can có thái độ thành khẩn khai báo, việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và những bị can đó thường diễn ra thuận lợi. Đối với những bị can này, cho đến thời điểm trước khi hỏi cung, họ luôn bị dằn vặt lương tâm, đau khổ, ân hận về hành vi mà họ đã thực hiện và mong sớm thoát khỏi tình trạng đó. Khi hiểu rằng, điều tra viên là người đồng cảm với họ và chỉ có mong muốn duy nhất là làm rõ sự thật của sự việc xảy ra, bị can thường tin tưởng điều tra viên và lời khuyên của điều tra viên rằng chỉ cố thành khẩn khai báo mới có thể làm giảm nhẹ lỗi của bỉ can và lối thoát duy nhất ra khỏi tình huống hiện nay mà bị can rơi vào. Trong những trường hợp đó, thái độ cùng quan tâm đến sự thành khẩn khai báo của bị can ỉà cơ sở để thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can.

Trong trường hợp bị can thành khẩn khai báo, điều tra viên nên đế bị can tự khai về hành vi phạm tội của mình bằng cách trình bày miệng hay viết bản tự khai về tất cả những tình tiết mà bị can biết theo trình tự mà bị can lựa chọn hay theo sự hướng dẫn của điều tra viên. Trong một số trưởng hợp, xuất phát từ quan điểm chiến thuật, điều tra viên có thể hướng dẫn bị can trước tiên làm sáng tỏ một tình tiết nào đó, sau đó khai về các tình tiết còn lại. Mục đích của việc áp dụng chiến thuật này là nhằm hưởng sự khai báo của bị can vào việc làm rõ những tình tiết có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án và ngăn cho bị can đưa ra những lời khai gian dối, nếu như điều đó điều tra viên nhận định có thể xảy ra.

Khi bị can tự khai, điều tra viên không được dừng lời khai của bị can, trừ trường hợp đặc biệt, không được thúc giục bị can hoặc đưa ra những nhận xét của mình về lời khai của bị can. Việc lập biên bản ở giai đoạn này cũng không nên tiến hành. Điều tra viên chỉ cần ghi lại những gì cần phải chú ý đối với lời khai của bị can, những chỗ bị can bỏ trống không khai báo và những câu hỏi cần đặt ra cho bị can ttả lời sau này. Bị can cần luôn cảm thấy rằng điều tra viên rất chú ý nghe bị can khai báo và rất quan tâm đến lời khai của bị can. Điều này càng củng cố thái độ thành khẩn khai báo của bị can.

Sau khi bị can tự khai, điều tra viên đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời. Với những câu hỏi phù hợp, điều tra viên có thể thu thập được những tài liệu để bổ sung, làm chính xác lời khai đã thu thập được và những những tài liệu để kiểm tra lời khai của bị can.

Trong trường hợp có cơ sở để nhận định lời khai của bị can là không đúng sự thật, điều tra viên cần xác định nguyên nhân của nó và có biện pháp giải quyết phù hợp. Nếu điều đó xuất phát do sự nhầm lẫn vô ý của bị can thì điều tra viên cần giúp họ nhớ lại chính xác bằng cách đặt những câu hỏi gợi nhớ. Nếu do bị can cố tình khai báo gian dối, điều tra viên cần vạch trần sự gian dối đó trong lời khai của bị can và áp dụng những biện pháp, chiến thuật phù hợp để tác động, buộc bị can phải khai báo đúng sự thật.

Thông thường, khi hỏi cung những bị can có thái độ thành khẩn khai báo hoặc những bị can hạn chế về mặt trình độ, trí nhớ kém hay khi cần hệ thống hóa những lời khai của bị can theo một trình tự lôgíc để tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng cũng như khi cần phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai của bị can, điều tra viên có thể áp dụng chiến thuật hỏi tuần tự. Khi hỏi tuần tự, điều tra viên đưa ra những câu hỏi để bị can khai về một sự việc, hiện tượng nào đó có liên quan đến vụ án theo trình tự đúng như trong thực tế nó đã xảy ra. Trong quá trình hỏi tuần tự, điều tra viên cần quan sát, theo dõi thái độ khai báo của bị can nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện lúng túng, do dự của bị can khi khai báo; sự cố ý lờ đi không khai báo về một tình tiết nào đó; những chỗ không họp lý trong lời khai để yêu cầu bị can giải thích và có biện pháp kiểm tra làm rõ.

Trong những trường hợp bị can thừa nhận hành vi phạm tội của mình và thành khẩn khai báo thì cuộc hỏi cung không mang tính mâu thuẫn trừ trường hợp bị can cố âm mưu trốn tránh trách nhiệm hình sự về một tội nghiêm ữọng khác do bị can đã gây ra hoặc có ý định che giấu hay làm giảm nhẹ tội cho đồng bọn. Tuy vậy, trong những trường hợp này, vai trò của điều tra viên không chỉ là ghi chép lời khai của bị can mà còn phải tích cực tiến hành hỏi cung để làm rõ tất cả những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn; những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm; quá trình chuẩn bị và che giấu tội phạm cũng như thu thập những tin tức, tài liệu phục vụ cho việc mở rộng hoạt động điều tra

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây