Vài nét về khoa học, công nghệ

0
34
  1.   Khái niệm khoa học, công nghệ

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết.

Theo truyền thống, hệ khoa học thường được chia thành ba nhánh cơ bản là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật. Ở Việt Nam, hệ khoa học chia thành: khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn (có tài liệu phân thành: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn). Mỗi khoa học đều có phần cơ bản và ứng dụng. Khoa học cơ bản là hệ thống tri thức lí thuyết phản ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan của lĩnh vực, hiện tượng được nghiên cứu. Khoa học ứng dụng là hệ thống tri thức đưa ra những con đường, những biện pháp, hình thức ứng dụng tri thức khách quan (lý thuyết) vào thực tiễn phục vụ cho lợi ích con người. Ranh giới giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng là tương đối vì bất kì một khoa học cơ bản nào cũng có nội dung thực tiễn và bất kì một khoa học ứng dụng nào cũng có ý nghĩa lý thuyết khách quan. 

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm (Điều 3 Luật khoa học và công nghệ). Hay công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ còn được hiểu là phương tiện kĩ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức ứng dụng khoa học; hay công nghệ là một tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. 

Theo quan điểm hiện đại, công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau, đó là:

  • Thành phần trang, thiết bị bao gồm các thiết bị, máy móc, nhà xưởng,…
  • Thành phần kĩ năng và tay nghề có liên quan tới kinh nghiệm nghề nghiệp của từng người hoặc từng nhóm người.
  • Thành phần thông tin liên quan tới các bí quyết, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu V.V..
  • Thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý.

Như vậy, công nghệ là sự thể hiện các tri thức của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Công nghệ không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất mà là tổng thể các yếu tố con người có thể biết được, đạt được, nắm bắt được ở dạng tri thức.

Woman secretary holding a document paper and pen.

2. Vai trò của khoa học, công nghệ

Khoa học và công nghệ là phương tiện để con người khám phá, chinh phục và cải tạo giới tự nhiên

Trong mối quan hệ với tự nhiên, con người biết vận dụng khoa học và công nghệ để khắc phục những hạn chế của mình nhằm khám phá, chinh phục và cải tạo tự nhiên. Khoa học giúp con người phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình từ đó dự báo về sự vận động, phát triển của chúng để định hướng cho hoạt động của mình. Các thành tựu khoa học và công nghệ được ứng dụng giúp con người khai thác các lợi thế sẵn có trong tự nhiên tạo ra các sản phẩm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần, cũng như hạn chế các bất lợi mà giới tự nhiên có thể gây ra cho cuộc sống của con người.

Khoa học và công nghệ là biện pháp căn bản để nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất

Phát minh ra công cụ sản xuất từ thô sơ đến máy móc và cao hơn nữa là các dây chuyền sản xuất tự động đã tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất lao động. Các ứng dụng khoa học và công nghệ trong tổ chức lao động sản xuất đã giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự đổi mới căn bản của lực lượng sản xuất, đưa người lao động lên vị trí làm chủ quá trình sản xuất xã hội. Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với nghĩa nó quyết định năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy,nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Điều đó vừa thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vừa thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển không ngừng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có “hàm lượng” khoa học và công nghệ cao.

Khoa học, công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao dân trí

Với các tri thức khoa học được mở rộng và ngày càng phong phú, sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy trở nên toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Con người không chỉ hướng tới các lợi ích vật chất mà còn được thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao về tinh thần.

Những tiến bộ trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm góp phần xóa bỏ kiểu quan hệ sản xuất bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới tạo tiền đề xây dựng xã hội theo phương châm “công bằng – dân chủ – văn minh”. Khoa học và công nghệ cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả quản lí của Nhà nước, cũng như tích cực làm thay đổi, cải tiến mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đưa người dân vươn lên làm chủ vận mệnh chính trị của mình. Vì vậy, tiến bộ xã hội chính là kết quả của quá trình vận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, vai trò của khoa học và công nghệ càng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Bởi vì: Thứ nhất, các luận cứ khoa học đã chỉ ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tất yếu để tạo cơ sở kinh tế-xã hội cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, những thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, nâng cao năng nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Điều đó vừa thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vừa thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển không ngừng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có “hàm lượng” khoa học và công nghệ cao.

Khoa học, công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao dân trí

Với các tri thức khoa học được mở rộng và ngày càng phong phú, sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy trở nên toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Con người không chỉ hướng tới các lợi ích vật chất mà còn được thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao về tinh thần.

Những tiến bộ trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm góp phần xoá bỏ kiểu quan hệ sản xuất bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới tạo tiền đề xây dựng xã hội theo phương châm “công bằng – dân chủ – văn minh”. Khoa học và công nghệ cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả quản lí của Nhà nước, cũng như tích cực làm thay đổi, cải tiến mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đưa người dân vươn lên làm chủ vận mệnh chính trị của mình. Vì vậy, tiến bộ xã hội chính là kết quả của quá trình vận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, vai trò của khoa học và công nghệ càng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.

Bởi vì:

Thứ nhất, các luận cứ khoa học đã chỉ ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình tất yếu để tạo cơ sở kinh tế-xã hội cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, những thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước thuần nông tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại của thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Đó chính là tiền đề và động lực để thực hiện và thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ ba, khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra các thành tựu về y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá nghệ thuật. Chính các thành tựu trên cả lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực văn hoá xã hội đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như đói nghèo, thất học, dịch bệnh… đưa Việt Nam đạt tới mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây