Các giai đoạn của thủ tục hành chính

0
849

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

 

Thủ tục hành chính có những giai đoạn nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Có thể bạn chưa hiểu rõ về thủ tục hành chính, hãy tham khảo: Quy định pháp luật về thủ tục hành chính 

Có 4 giai đoạn thủ tục hành chính để giải quyết một vụ việc cụ thể, gồm:

Giai đoạn 1: Khởi xướng vụ việc

– Đây là giai đoạn đầu của thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền khi xem xét các điều kiện, căn cứ làm phát sinh hoặc chấm dứt thủ tục hành chính.

– Mục đích là khẳng định sự cần thiết phải tiến tới thủ tục, mục đích ở các giai đoạn sau là áp dụng thủ tục như thế nào để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn

Giai đoạn 2: Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

– Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục hành chính.

Chủ thể thực hiện phải tiến hành các hoạt động như thu thập, nghiên cứu, đánh giá các thông tin liên quan đến việc cần giải quyết, lựa chọn, áp dụng các quy phạm pháp luật.

Trong giai đoạn này cần chú ý đến thời hạn mà cá chủ thể phải tuân theo.

– Kết thúc giai đoạn này bằng việc ban hành quyết định giải quyết hoặc những loại giấy tờ tương ứng. Khả năng phát sinh ra giai đoạn 3 là khác nhau .

Giai đoạn 3: Thi hành quyết định hành chính

– Các giai đoạn trước thực sự có ý nghĩa nếu giai đoạn này được thực hiện nghiêm túc, vì đây là giai đoạn thực hiện hóa nội dung quy định.

Là giai đoạn các đối tượng có liên quan phải thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trong quy định.

– Chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối tượng bị tác động trong trường hợp cần thiết buộc phải thi hành quyết định.

Giai đoạn 4: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành.

– Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành, có quyền khiếu nại sau khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, khi họ cho rằng quyết định đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ.

Bản thân cơ quan ban hành quyết định cũng có trách nhiệm xem xét lại quyết định. Nếu thấy trái pháp luật, phải kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay cả khi không có khiếu nại.

– Tuy nhiên không phải lúc nào các thủ tục hành chính phải giải quyết vụ việc cũng phải trải qua 4 giai đoạn

Mời bạn đọc xem thêm các bài viết sau:

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực luật hành chính, hãy tham khảo tại: Luật hành chính việt nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây