Các hình phạt bổ sung của Luật hình sự Việt Nam đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

0
39

Các hình phạt bổ sung của Luật hình sự Việt Nam đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

1 – Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Căn cứ Điều 80 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình phạt bổ sung, buộc pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong một so lĩnh vực.”

Hình phạt này khác với hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc có thời hạn ở hai điểm: Thứ nhất, hình phạt này là hình phạt bổ sung và thứ hai, lĩnh vực bị cẩm không phải là lĩnh vực liên quan với tội phạm đã xảy ra. Đó là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người. Việc áp dụng hình phạt này có thể hỗ trợ cho hình phạt chính.

Thời hạn bị cấm là từ 1 dến 3 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Khám xét

Xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại bị xử lý như thế nào? 

Xem thêm: Ngành luật hình sự

2 – Cấm huy động vốn.

Căn cứ Điều 81 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung, buộc pháp nhân thương mại không được huy động von bằng các hình thức khác nhau đế kinh doanh trong một thời gian nhất định.”

Hình phạt này được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn sẽ có nguy cơ tội phạm tiếp tục xảy ra.

Hình thức huy động vốn có thể bị cấm là: Vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư; phát hành, chào bán chửng khoán; huy động vốn khách hàng; liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hình thành quỹ tín thác bất động sản.

Toà án có thể cẩm một hoặc một số hình thức huy động vốn trên đây của doanh nghiệp. Thời hạn bị cấm là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

3 – Phạt tiền.

Căn cứ Điều 77 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Phạt tiền là hình phạt, buộc pháp nhân thương mại phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.”

Qua hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại có thể thu được những lợi ích nhất định, trong đó có lợi ích vật chất. Do vậy, hình phạt tiền không chỉ có tính trừng phạt mà còn đảm bảo sự công bằng xã hội trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh tế.

Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng nếu chưa được áp dụng là hình phạt chính.

Mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể nhưng phải đảm bảo không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Trên đây là quy định của pháp luật liên quan đến hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm thương mại.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự ( phần chung) Đại học Luật Hà Nội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây