Các hình phạt chính của Luật hình sự Việt Nam đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

0
27

Các hình phạt chính của Luật hình sự Việt Nam đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt chính đối với PNTM phạm tội bao gồm: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.  

1 – Phạt tiền.

Căn cứ Điều 77 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

” Phạt tiền là hình phạt, buộc pháp nhân thương mại phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.”

Không có tiền bồi thường thiệt hại thì giải quyết như thế nào?

 

Qua hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại có thể thu được những lợi ích nhất định, trong đó có lợi ích vật chất. Do vậy, hình phạt tiền không chỉ có tính trừng phạt mà còn đảm bảo sự công bằng xã hội trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh te.

Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm cụ thể nhưng phải đảm bảo không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

2 – Tịch thu tài sản

Căn cứ Điều 78 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

” Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình phạt chính, buộc pháp nhân thương mại phải tạm dừng hoạt động trong một hoặc một sổ lĩnh vực.”

Điều kiện để áp dụng hình phạt này là: Pháp nhân thương mại đã gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và pháp nhân thương mại có đủ điều kiện thực tế để có thể loại trừ khả năng gây thiệt hại.

Thời hạn đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội là từ 06 tháng đến 03 năm.

Để tránh cho pháp nhân thương mại có nguy cơ bị phá sản, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong một hoặc một sổ lĩnh vực thoả mãn các điều kiện nêu trên. Khi hết thời hạn hoặc ngoài các lĩnh vực bị cấm, pháp nhân vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại bị xử lý như thế nào?

Xem thêm:  Ngành luật hình sự

3 – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Căn cứ Điều 79 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là hình phạt chính, buộc pháp nhân thương mại phải chấm dứt hoạt động.”

Việc chấm dứt hoạt động có thể là đối với toàn bộ các hoạt động nếu pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm như pháp nhân được thành lập chỉ để buôn bán hoặc sản xuất hàng giả.

Việc chấm dứt hoạt động có thể chỉ đối với một hoặc một sổ lĩnh vực. Đó là lĩnh vực mà pháp nhân thương mại gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, pháp nhân thương mại không có đủ điều kiện thực tế để có thể loại trừ khả năng gây thiệt hại.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội có thể gây tình trạng mất việc làm cửa người lao động, ảnh hưởng xấu đến đời sống của người lao động và xã hội. Do vậy, khi quyết định hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại, Toà án phải rất thận trọng và tuyệt đối tuân thủ các điều kiện luật định của đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trên đây là các quy định của pháp luật có liên quan đến hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự ( phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây