Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp Luật Hình sự Việt Nam.

0
19

Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp Luật Hình sự Việt Nam.

Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt (đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định đế áp dụng đối với chủ thể chịu TNHS. Do đó, việc quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội phải dựa vào các căn cứ theo quy định pháp luật. Các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: Các quy định của BLHS; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS áp dụng đối với pháp nhân thương mại.

1 – Các quy định của BLHS.

Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Toà án phải căn cứ vào các quy định của BLHS để lựa chọn biện pháp xử lí trong đó có lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Đó là những quy định sau:

[1]  Các quy định trong Phần chung BLHS.

–  Quy định về cơ sở của TNHS (khoản 2 Điều 2 BLHS)

–  Quy định về nguyên tắc xử lí đối với pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 2 Điều 3 BLHS);

–  Quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 33; Điều 77 đến Điều 81 BLHS);

–  Quy định về biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82 BLHS);

– Quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 83 BLHS);

– Quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với pháp nhân thương mại (Điều 84 và Điều 85 BLHS);

– Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội (Điều 86 BLHS);

–  Quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 87 BLHS);

[2]  Các quy định trong phần các tội phạm BLHS.

Đó là các quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung được áp dụng cho pháp nhân thương mại. Các khung hình phạt này được quy định cho các tội phạm thuộc phạm vi pháp nhân thương mại phải chịu TNHS (các tội được liệt kê tại Điều 76 BLHS).

Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Toà án phải căn cứ vào các quy định nêu trên.

Việc xác định “các quy định của Bộ luật này” là căn cứ đầu tiên của quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại được xem như sự đảm bảo để thực hiện nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đổi với pháp nhân thương mại.

Từ căn cứ thứ nhất này, Tòa án xác định được khung hình phạt cần áp dụng cho pháp nhân thương mại.

2 – Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.

Khi quyết định hình phạt cho pháp nhân thương mại, Toà án cũng phải căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội (của tội phạm thuộc phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu TNHS về tội phạm đó). Điều này cũng có nghĩa là phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do (cá nhân) người phạm tội thực hiện mà về tội phạm này có đủ các điều kiện theo các điều 75 và 76 BLHS để buộc pháp nhân thương mại phải chịu TNHS. Như vậy, trong trường hợp pháp nhân thương mại phải chịu TNHS thì căn cứ chung của quyết định hình phạt đối với người phạm tội và đối với pháp nhân thương mại đều là tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội phạm được mô tả trong CTTP cụ thể.

Chiến thuật khám xét người

Các khung chế tài cho người thực hiện tội phạm cũng như cho pháp nhân thương mại được xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhưng khi quyết định hình phạt cụ thể trong phạm vi khung chế tài được qui định cho pháp nhân thương mại, Toà án vẫn phải cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về nhiều tội phạm. Hình phạt cụ thể được quyết định mặc dù chỉ trong phạm vi khung chế tài cho phép nhưng phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của từng tội phạm trong sự so sánh với những tội phạm khác. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất trong quyết định hình phạt đối với các hành vi phạm tội thuộc phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại.

Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khấc nhau của mỗi tội phạm thuộc phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương (cá nhân) người phạm tội thực hiện mà về tội phạm này có đủ các điều kiện theo các điều 75 và 76 BLHS để buộc pháp nhân thương mại phải chịu TNHS. Như vậy, trong trường hợp pháp nhân thương mại phải chịu TNHS thì căn cứ chung của quyết định hình phạt đối với người phạm tội và đối với pháp nhân thương mại đều là tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội phạm được mô tả trong CTTP cụ thể.

Các khung chế tài cho người thực hiện tội phạm cũng như cho pháp nhân thương mại được xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhung khi quyết định hình phạt cụ thể trong phạm vi khung chế tài được qui định cho pháp nhân thương mại, Toà án vẫn phải cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Điều này đặc biệt CÓ ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về nhiều tội phạm. Hình phạt cụ thể được quyết định mặc dù chỉ trong phạm vi khung chế tài cho phép nhưng phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của từng tội phạm trong sự so sánh với những tội phạm khác. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất trong quyết định hình phạt đối với các hành vi phạm tội thuộc phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại.

Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khấc nhau của mỗi tội phạm thuộc phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại. Vì quyết định hình phạt là quyết định trong phạm vi khung hình phạt cho phép nên quyết định hình phạt chủ yếu căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Mức độ đó phụ thuộc trước hết vào những yểu tố như tính chất của hành vi phạm tội; tính chất và mức độ của hậu quả; mức độ lỗi; hoàn cảnh phạm tội.. .

3 – Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại.

Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Toà án còn phải căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại trong cả quá trình từ trước đến khi bị coi là chủ thể phải chịu TNHS. Xem xét việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại chủ yếu nhằm xác định khả năng đạt được mục đích của hình phạt cũng như của các biện pháp xử lí khác đối với pháp nhân thương mại.

Xem thêm: Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Xem thêm: Ngành luật hình sự 

4 – Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS áp dụng đối với pháp nhân thương mại.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS áp dụng đối với pháp nhân thương mại là những tình tiết đã được quy định cụ thể tại Điều 84 và Điều 85 BLHS. Các tình tiết đó có thể được phân loại thành hai nhóm khác nhau:

– Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (làm giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể);

– Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục của pháp nhân thương mại.

Về tính chất pháp lí của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS áp dụng đổi với pháp nhân thương mại, cần chú ý:

– Các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với pháp nhân thương mại bao gồm những tình tiết được quy định tại Điều 84 BLHS và những tình tiết khác được toà án xác định là tình tiết giảm nhẹ TNHS cần được cân nhắc khi quyết định hình phạt cho pháp nhân thương mại.

– Các tình tiết tăng nặng TNHS đối với pháp nhân thương mại chỉ có thể là những tình tiết đã được qui định tại Điều 85.

– Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được nêu trên đây sẽ không được coi là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với tội phạm mà CTTP của nó đã sử dụng tình tiết này làm dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt.

Hầu hết các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được áp dụng cho pháp nhân thương mại mới chỉ được xác định khái quát mà chưa được mô tả cụ thể. Riêng tình tiết tăng nặng tái phạm và tái phạm nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 53 BLHS. Do vậy, khi chưa có hướng dẫn cụ thể, toà án phải tự xác định nội dung của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.

Trên đây là các quy định pháp luật hình sự liên quan đến quyết dịnh hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Nguồn: Giáo trình Luật Hình sự (phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây