CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM

0
18

Nghiên cứu về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau. Những yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam là chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. Như vậy, tội phạm được hợp thành bởi 4 yếu tố. Bất cứ tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm cũng như mức độ nghiêm trọng đều được cấu thành từ 4 yếu tố đó. Trước hết, muốn có tội phạm thì phải có chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Đó là yếu tố chủ thể của tội phạm. Hành vi phạm tội do chủ thể của tội phạm thực hiện luôn là thể thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lí bên trong của chủ thể. Đó là yếu tố mặt khách quan và yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Hành vi phạm tội do chủ thể của tội phạm thực hiện luôn có đối tượng hướng tới để gây thiệt hại. Đó là yếu tố khách thể của tội phạm. Dưới đây là nội dung khái quát về 4 yếu tố của tội phạm

1- Chủ thể của tội phạm.

Là con người cụ thể có năng lực TNHS (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm khác chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của các tội này. Ví dụ: Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.1 Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm.

2- Mặt khách quan của tội phạm:

Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi khách quan. Biểu hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan gây ra) mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm. Ngoài hai biểu hiện này, còn có các biểu hiện khác của mặt khách quan là công cụ, phương tiện được sử dụng, thời gian, địa điểm mà hành vi khách quan xảy ra… Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài đó thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm.

3- Mặt chủ quan của tội phạm.

Là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm. Trong đó, biểu hiện có tính cơ bản là lỗi của chủ thể. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại. Lỗi đó có thể là cố ý hoặc vô ý. Việc thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm những mục đích nhất định. Các động cơ, mục đích này được gọi ở các tội cố ý là động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.

Xem Thêm:  Dấu vết máu

Xem Thêm:  Cơ quan hành chính nhà nước

4- Khách thể của tội phạm.

Là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm. Ví dụ-.tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân; tội trộm cắp tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu…

Bảo vệ người làm chứng

Tóm lại, theo luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, dù bị quy định bởi hình phạt tù chung thân, tử hình hay chỉ là hình phạt tiền cũng đều là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan – giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hành vi của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc, thể hiện đặc điểm về nội dung của tội phạm. Nếu về nội dung, các tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về cấu trúc, bổn yếu tố của tội phạm cũng có những nội dung biểu hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây