Khái niệm cấu thành tội phạm

0
14

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giết người, tội cướp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố để cấu thành tội phạm. Ví dụ: Cũng là tội giết người nhưng những nội dung biểu hiện cụ thể của bốn yếu tố của tội phạm trong từng trường hợp giết người đều có những nét riêng biệt, không trường hợp nào giống hoàn toàn trường hợp nào.

Tuy khác nhau như vậy nhưng tất cả các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định đều có những nội dung biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy định tội phạm trong luật, nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm. Trong khoa học luật hình sự, sự mô tả này được gọi là CTTP.

Xem thêm: Phân tích khái niệm và các loại đồng phạm

Xem thêm: Ngành luật hình sự 

Ngoài những dấu hiệu kể trên, những dấu hiệu khác của bốn yếu tố của tội phạm đều là những dấu hiệu không đòi hỏi phải có trong mọi CTTP như dấu hiệu hậu quả của tội phạm, dấu hiệu địa điểm phạm tội, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội… Những dấu hiệu này chỉ được mô tả trong CTTP của tội nhất định khi có tính đặc trưng, cần thiết cho việc phân biệt với tội phạm khác hoặc phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm. Ví dụ: Dấu hiệu “qua biên giới” là dấu hiệu địa điểm phạm tội có tính đặc trưng của tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) và là dấu hiệu cần thiết phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm này; dấu hiệu “tự sát” là dấu hiệu hậu quả phạm tội có tính đặc trưng của tội bức tử (Điều 130 BLHS) và là dấu hiệu cần thiết phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm này V.V..

Bảo vệ người làm chứng

Cần phân biệt CTTP với phần quy định trong điều luật Phần các tội phạm của BLHS. Phần quy định trong điều luật của Phần các tội phạm của BLHS chỉ là nội dung chủ yếu của CTTP. CTTP bao gồm phần quy định này và những nội dung có tính chất chung cho các tội đã được quy định trong Phần chung của BLHS (quy định về tuổi chịu TNHS, về năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi, về nội dung của các loại lỗi).

Ngoài việc mô tả tội phạm như trình bày trên, luật hình sự có thể đặt tên cho từng tội phạm và thường được gọi là tội danh. Các BLHS Việt Nam đều mô tả tội phạm và đặt tên cho từng tội phạm. Trong khi đó có quốc gia khác chỉ mô tả tội phạm mà không đặt tội danh như Trung Quốc.

Như vậy, mỗi tội phạm có CTTP và tội danh là hai hình thức phản ánh, hai kỹ thuật quy định tội phạm trong luật hình sự. Việc đặt tội danh cũng như việc mô tả tội phạm đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc cũng như đáp ứng những yêu cầu nhất định.

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung – Đại học luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây