Cải cách bộ máy hành chính nhà nước

0
44

Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng đặt ra yêu cầu khách quan, cấp bách phải đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Để xác định được nội dung đổi mói tổ chức của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì trước hết chúng ta phải tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia.  

Cải cách bộ máy hành chính
Cơ quan hành chính nhà nước

Nội dung của cải cách hành chính bao gồm: 1) Cải cách thể chế hành chính; 2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; 3) Xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; 4) Cải cách tài chính công.

Cải cách bộ máy hành chính là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia. Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể như bước đầu đã có sư phân biệt giữa quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh; cải cách một bước thể chế hành chính và thủ tục hành chính; đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cợ quan hành chính nhà nước khác; cơ cấu bộ máy hành chính bước đầu tinh giảm trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương…

1 – Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì bộ máy hành chính nhà nước ta vẫn còn một số những nhược điểm, cụ thể là:

– Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính;

– Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sở. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước;

– Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thực sự chưa quán triệt một cách triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước;

– Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỉ cương trong hệ thôrig cơ quan hành chính nhà nước có chiều hướng gia tăng.

Để khắc phục tình trạng này chúng ta phải xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lí nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.

Mặt khác, thực tiễn quản lí nhà nước có nhiều thay đổi, chịu tác động của quy luật phát triển của xã hội, tác động của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thực trạng này hơn lúc nào hết yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước cho phù hợp vói xu thế mới là tất yếu khách quan.

Mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính nhà nước ta hiện nay là hướng tói xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, tổ chức hợp lí, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hoạt động liên tục có kỉ cương trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; một bộ máy hành chính nhà nước hướng vào phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của dân, phát huy hợp lí và hiệu quả sức dân, đảm bảo công bằng và văn minh với mỗi người dân ở mọi vùng đất nước.

2 – Quan điểm về cải cách bộ máy hành chính nhà nước:

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm:

– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trên cơ sở bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phân nhiệm một cách hợp lí giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó đặc biệt chú ý quyền hành pháp;

– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước đặt trong bôì cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;

– Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong xu thế hội nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3 – Nguyên tắc cải cách bộ máy hành chính nhà nước 

– Thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành các quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể;

– Luôn xuất phát từ lợi ích của dân, đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng của dân. Đảm bảo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”;

– Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

– Phân biệt rõ hơn chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh;

– Đảm bảo quản lí hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ;

– Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, của trung ương và địa phương.

4 – Phương hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới:

– Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử;

– Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lí, chặt chẽ các chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Giảm đến mức thấp nhất số lượng các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn;

– Có sự phân cấp hợp lý mang tầm vĩ mô do trung ương quyết định, tạo thế cho địa phương giải quyết những vấn đề quản lí nhà nước vi mô. Giữa các cấp chính quyền địa phương cần có sự phân công rõ ràng. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp phải phù hợp vói tính chất và yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền trên từng địa bàn;

Cải cách bộ máy hành chính

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

Xem thêm: Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây