Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước

0
32

Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của Nhà nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính họ. Ghi nhận nội dung này, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.

Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân “. Quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận  và trên thực tế nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể.

Địa vị pháp lý hành chính

1 – Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước hết, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này – những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công chức của Nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm “thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp năm 2013).

Xem thêm: quan hệ pháp luật hành chính

Xem thêm: cơ quan hành chính nhà nước

2 – Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Điều 10 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động…’, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội…”. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của mình. Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy trong quản lý hành chính nhà nước. Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cải cách bộ máy hành chính

3 – Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lý nhà nước, quản lí xã hội. Các hoạt động tự quản ở cơ sở như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng… đều rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của mỗi người dân. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao động là những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của người dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Nhà nước đã tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự quản nêu trên.

Xem thêm: Nguyên tắc đảng lãnh đạo 

4 – Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước

Điều 28 Hiến pháp năm 2013 đã quy định công dân có quyền “tham gia quản lý nhà nước về xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã phân tích ở phần trên) hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Việc trực tiếp thực, hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây