Chiến thuật hỏi cung trong trường hợp bị can từ chối khai báo

0
28

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là lý do giải thích tại sao pháp luật không buộc bị can phải khai báo cũng như không cấm bị can khai báo gian dối. Chính vì vậy, khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi đó theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự. Nhưng lời khai của bị can là phương tiện chứng minh không thể thay thế và khi thiếu nó công tác điều tra vụ án thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiệm vụ của điều tra viên khi hỏi cung bị can không chỉ là vạch trần sự gian dối trong lời khai của bị can mà trong nhiều trường hợp phải áp dụng các thủ thuật, biện pháp phù hợp để khắc phục việc bị can từ chối khai báo.

Trong trường hợp bị can từ chối khai báo, điều tra viên cần sử dụng một số thủ thuật hỏi cung sau nhằm tác động để bị can thay đổi thái độ khai báo của mình:

1. Giáo dục, thuyết phục bị can để bị can thay đổi về nhận thức

Việc bị can thành khẩn khai báo hay từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối đều xuất phát từ nhận thức của bị can. Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân như chưa tin tưởng vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà

(l).Xem; Các điều 382, 383 Bộ luật hình sự.

nước, sợ khai báo thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng, sợ đồng bọn trả thù, sợ mất uy tín hay cho rằng việc chuẩn bị, tiến hành và che giấu tội phạm của mình là tinh vi, bí mật, điều tra viên chưa có hoặc chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội đó nên nếu không khai báo thì điều tra viên không thể buộc tội được v.v.. Do đó, khi hỏi cung bị can, điều tra viên phải lấy đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy thực tế của cuộc sống, lấy chân lý, lẽ phải, lấy tình cảm gia đình, quê hương, đất nước… để giáo dục, thuyết phục bị can làm bị can thay đổi về nhận thức, trên cơ sở đó phân biệt được đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm từ đó bỏ lập trường ngoan cố dẫn đến thành khẩn khai báo.

Để việc giáo dục, thuyết phục bị can đạt hiệu quả, điều tra viên cần nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm và biết cách vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can. Đồng thời, cần nắm vững diễn biến tâm tư, tình cảm của bị can, phát hiện kịp thời những vướng mắc trong tư tưởng của bị can để có biện pháp giải quyểt phù hợp. Mặt khác, điều tra viên phải có kể hoạch phối hợp với các lực lượng khác trong việc giáo dục, thuyết phục bị can như cán bộ phụ trách trại tạm giam, gia đình, bạn bè của bị can v.v.. Ngoài ra, điều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy hậu quả của việc bị can từ chối khai báo như sẽ kéo dài hoạt động điều tra, gây khó khăn cho việc làm rõ những tình tiết giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự của bị can. Thực tế cho thấy, chính thái độ tận tụy của điều tra viên đối với công việc, cách xử sự có tình, có lý đối với bị can cũng có tác dụng rất lớn trong việc cảm hóa bị can. Vì vậy, điều tra viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác và hết sức khách quan khi hỏi cung bị can.

2. Sử dụng tình tiết về sự khai báo của các đồng phạm khác

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và một số bị can đã chịu thành khẩn khai báo, điều tra viên có thể buộc bị can chấm dứt thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của mình bằng cách thông báo cho bị can bỉết rằng những đồng phạm của bị can đã thành khẩn khai báo và họ đã vạch trần hành vi phạm tội của bị can. Điều tra viên cần thuyết phục bị can bằng cách chỉ ra cho bị can thấy rằng không nên quá chậm trễ với lời thú tội thành khẩn của mình mà nên thành khẩn khai báo trước khi các đồng phạm khác đã nói tất cả, nhằm tranh thủ lượng khoan hồng của pháp luật. Khi đó, bị can sẽ hoang mang, dao động, sợ mình sẽ là người khai báo chậm trễ và lo sợ đồng bọn sẽ đổ hết mọi tội lỗi cho mình, vì vậy bị can sẽ từ bỏ thái độ ngoan cố, chịu thành khẩn khai báo. Khi áp dụng thủ thuật này, điều tra viên không nên cho bị can đọc lời khai của các đồng phạm khác trước khi bị can khai nhận.

3. Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những chứng cứ đã thu thập được

Sử dụng chứng cứ là trường hợp điều tra viên chủ động đưa ra những chứng cứ cụ thể về hành vi phạm tội của bị can rồi yêu cầu bị can trả lời ngay vào những chứng cứ đó nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can.

Trước khi đưa ra những chứng cứ để đấu tranh với bị can, điều tra viên cần nắm được tâm lý của bị can, nhất là những yếu tố kìm hãm sự khai báo thành khẩn của bị can như hy vọng hành vi phạm tội của mình chưa bại lộ, cho rằng điều tra viên chưa đủ chứng cứ, hoặc tin tưởng vào sự trung thành của các đồng phạm khác… Đồng thời, điều tra viên cần nắm chắc số lượng chứng cứ hiện có, giá trị chứng minh của từng chứng cứ để lựa chọn những chứng cứ có thể đưa ra đấu tranh với bị can và phải dự kiến trước phản ứng của bị can đối với những chứng cứ được đưa ra để có kế hoạch đấu tranh cho phù hợp. Mặc khác, việc sử dụng chứng cứ khi hỏi cung bị can phải bảo đảm yếu tố bất ngờ nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can và buộc bị can phải thay đổi thái độ từ ngoan cố không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối đển phải thành khẩn khai báo.

Sử dụng chứng cứ khi hỏi cung bị can có thể tiến hành theo hai cách sau: Thứ nhất, sử dụng chứng cứ theo trình tự phụ thuộc vào giá trị chứng minh của chứng cứ, từ chứng cứ có giá trị chứng minh thấp đến những chứng cứ có giá trị chứng minh cao; thứ hai, ngay từ đầu sử dụng bất ngờ một chứng cứ có giá trị chứng minh cao nhất. Áp dụng cách sử dụng chứng cứ nào khi hỏi cung bị can điều tra viên cần căn cứ vào số lượng chứng cứ đã thu thập được, đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của bị can.

4. Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác

Điều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy rằng, thái độ từ chối khai báo của bị can sẽ có lợi cho các đồng phạm khác trong vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng phạm đó trốn tránh hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngược lại, bị can sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi phạm tội do bị can và các đồng phạm khác cùng thực hiện. Điều đó sẽ làm bị can lo sợ và phải chịu khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình cùng đồng bọn nhằm mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Thủ thuật này thường có tác dụng đánh mạnh vào tâm lý lo sợ về sự an toàn cá nhân của bị can, nhất là đối với những bị can giữ vai trò ít quan trọng trong vụ án.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây