Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng (P1)

0
31

Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng rất đa dạng, phong phú. Thực tiễn điều tra chứng minh rằng, hiệu quả công tác lấy lời khai người làm chứng phụ thuộc rất lớn vào việc điều tra viên sử dụng những chiến thuật nào và sử dụng như thế nào các chiến thuật đó trong từng hoàn cảnh cụ thể. Dưới đây là một số chiến thuật cơ bản thường được sử dụng phổ biến trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng.

Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng

1 – Thuyết phục người làm chứng để họ có thiện chí khai báo đứng sự thật

Người làm chứng về cơ bản không có lợi ích phải giải quyết trong quá trình điều tra như bị can và người bị hại. Họ tham gia vào quá trình đỉều tra với tinh thần trách nhiệm công dân và với ý thức đấu tranh vạch trần tội phạm trước pháp luật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về pháp luật; điều kiện, hoàn cảnh của từng người làm chứng (về vật chất, về nghề nghiệp, về tinh thần…); những mối quan hệ của họ đối với các chủ thể khác cùa quá trình điều tra hình sự… có thể làm hạn chế đến thiện chí, nhiệt tình, khả năng tham gia vào quá trình đỉều tra của họ. Do đó, thuyết phục là một trong những chiến thuật cơ bản để khắc phục các yếu tố cản trở, làm tăng những động lực thúc đẩy người làm chứng nhiệt tình tham gia vào quá trình điều tra.

Thuyết phục người làm chứng theo nghĩa rộng là tổng thể những hoạt động của cán bộ điều tra, từ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để thiết lập giao tiếp tâm lý, đến những nội dung, phương pháp giải thích; những cử chỉ, hoạt động, xử sự của cán bộ điều tra trong quá trình lấy lời khai; những nỗ lực nhằm giảm bớt khó khăn, cản trở (về vật chất, về công việc, về tinh thần, về những ràng buộc của các mối quan hệ) đối với người làm chứng.

Cán bộ lấy lời khai phải chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp thuyết phục; phải biết huy động tổng hợp các yếu tố, các điều kiện của bản thân, của các cơ quan điều tra, các chính quyền địa phương hay đơn vị nơi người làm chứng công tác; đồng thời phải nghiên cứu nắm vững những điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý và những đặc điểm nhân thân khác của người làm chứng có liên quan đến chiến thuật thuyết phục họ.

Hướng chính của thuyết phục là tác động làm thay đổi nhận thức, làm thay đổi trạng thái tâm lý, kích thích những yếu tố tích cực của người làm chứng để họ tham gia vào quá trình điều tra với thiện chí khai đúng, khai hết những gì mình biết về vụ án.

Xem thêm: Phân loại người làm chứng trong tố tụng hình sự

Xem thêm: Những động cơ thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo

Xem thêm: Lấy lời khai của người làm chứng

2 – Sử dụng những mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng để vạch trần thái độ khai báo không thiện chí của họ

Mâu thuẫn xuất hiện trong lời khai của người làm chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn do trí nhớ kém, do trình bày thiếu mạch lạc, lầm lẫn, hoặc do hiểu sai bản chất sự kiện… Một ttong những nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện mâu thuẫn là do người làm chứng cố tình khai dối vì nhiều lý do khác nhau (sợ liên luỵ, sợ thù oán, sĩ diện, vì tình cảm…). Mỗi loại nguyên nhân làm xuất hiện mâu thuẫn cần có phương pháp giải quyết riêng. Trường hợp người làm chứng khai dối làm xuất hiện mâu thuẫn trong lời khai thì có thể vạch trần mâu thuẫn đó để họ từ bỏ khai báo gian dối.

Muốn vậy cần phải:

– Phải hỏi thật sâu, thật kỹ từng chi tiết, thời gian cụ thể của sự việc họ trình bày.

– Có thể hỏi lặp lại nhiều lần cùng một vấn đề nhưng ở những thời gian và điều kiện khác nhau để làm cho các mâu thuẫn xuất hiện trong lời khai.

– Nếu thật cần thiết thì yêu cầu ký xác nhận vào các câu trả lời để khi vạch trần mâu thuẫn, người làm chứng không thể chối cãi được.

– Nên đưa ra trước những câu hỏi về các mâu thuẫn ít đụng chạm đến quyền lợi của người làm chứng, sau đó dần dần chuyển sang những mâu thuẫn nghiêm trọng hơn, có ý nghĩa vạch trần lời khai dối của người làm chứng. Đồng thời với quá trình này là thuyết phục, giáo dục, động viên người làm chứng khai đúng sự thật.

Xem thêm: Phân tích khái niệm và phân loại thực nghiệm điều tra

Xem thêm:  Đi thực tế xem xét, thẩm định tại cho thực nghiệm điều tra 

3 – Sử dụng tài liệu, chứng cứ để vạch trần mâu thuẫn buộc người làm chứng phải khai báo đúng sự thật

Mâu thuẫn xuất hiện là do người làm chứng khai dối, vì những lý do khác nhau như đã trình bày trong chiến thuật thứ hai. Với trường hợp này ta cần làm như sau:

– Khi thấy lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với tài liệu, chứng cứ, cán bộ lấy lời khai nên đặt câu hỏi sâu về vấn đề đó để người làm chứng trình bày nhằm củng cố một lần nữa nội dung lời khai của họ. Nếu họ vẫn khẳng định nội dung lời khai đó là đúng thì đưa ra những tài liệu, những chứng cứ hợp lý rồi yêu cầu họ giải thích.

– Khi sử dụng tài liệu, chứng cứ cần chú ý đến việc đặt câu hỏi, sao cho các câu hỏi đặt ra theo một logic mang tính “trói buộc” được người làm chứng, làm cho câu trả lời cuối cùng của họ phải đúng sự thật.

– Cần kết hợp chặt chẽ giữa thuyết phục, giáo dục với sử dụng tài liệu, chứng cứ vạch trần mâu thuẫn trong lời khai, làm cho họ thấy không thể giấu diếm sự thật được.

– Nếu xét thấy cần thiết thì có thể cho người làm chứng đó đối chất với người làm chứng khấc hay bị can về vấn đề họ khai dối.

Xem thêm: Chiến thuật lấy lời khai của người làm chứng (Phần 2)

Tổng hợp từ Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây