Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng (P2)

0
26

Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng rất đa dạng, phong phú. Thực tiễn điều tra chứng minh rằng, hiệu quả công tác lấy lời khai người làm chứng phụ thuộc rất lớn vào việc điều tra viên sử dụng những chiến thuật nào và sử dụng như thế nào các chiến thuật đó trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ở phần trước, chúng ta đã được tìm hiểu về 3 chiến thuật lấy lời khai người làm chứng, sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp chiến thuật tác động tâm lý nhằm trực tiếp khắc phục cách khai dối và lấy được lời khai thật

Trong lấy lời khai của người làm chứng, việc tác động tâm lý để khắc phục cách khai dối và lấy được lời khai thật cần xác định là chiến thuật lấy lời khai quan trọng và cần thiết.

Tác động tâm lý trong lấy lời khai của người làm chứng là quá trình điều tra viên huy động, sử dụng các kích thích cần thiết để tác động đến tâm lý người làm chứng, điều chỉnh thái độ và hành động khai báo của họ nhằm thu thập được các thông tin cần thiết của vụ án.

Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng

Chiến thuật tác động tâm lý trong lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện bằng các hình thức sau:

1 – Tác động tình cảm:

Là cách thức mà trong đó điều tra viên dùng những tác động khác nhau để khơi dậy ở người làm chứng các tình cảm cần thiết hoặc lợi dụng đặc điểm tình cảm của người làm chứng nhằm điều khiển hành vi của họ.

Đối với người làm chứng, việc nghiên cứu nắm chắc những nhu cầu tình cảm hiện có và huy động, sử dụng các nguồn tình cảm (tình cảm gia đình, bạn bè), các phương tiện tác động tình cảm được coi là những yêu cầu quan trọng của chiến thuật.

Xem thêm: Phân loại người làm chứng trong tố tụng hình sự

Xem thêm: Những động cơ thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo

Xem thêm: Lấy lời khai của người làm chứng

2 – Phân tích, thuyết phục:

Là chiến thuật tác động mà ở đó điều ưa viên sử dụng lý lẽ để lập luận, phân tích, vạch ra đúng – sai, phải – trái, thiệt – hơn… để tác động vào nhận thức của người làm chứng, nhằm làm cho người làm chứng thay đổi quan niệm cũ, hình thành quan điểm mới trong nhận thức và khai báo theo chiều hướng có lợi cho cuộc điều tra.

Chiến thuật tác động này chủ yếu được áp dụng trong trường hợp người làm chửng hoàn toàn không muốn khai báo hoặc khai báo một cách chiếu lệ về sự việc phạm tội xảy ra mà họ đã tri giác.

Đương nhiên, để thực hiện thành công chiến thuật tác động này đòi hỏi điều tra viên phải nghiên cứu, hiểu rõ những động cơ lý trí đang là chướng ngại tâm lý kìm hãm hoạt động khai báo đúng sự thật của người làm chứng và trong quá trình tác động đến người làm chứng, điều tra viên cần phân tích, lý giải các vấn đề một cách mạch lạc với phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, sẵn sàng lắng nghe, không để tình cảm bột phát lấn át hoặc chế ngự. Bản chất của phân tích, thuyết phục vừa là tác động vào nhận thức lý trí, vừa là tác động vào tình cảm của người làm chứng nên những thông tin đưa ra phải chính xác, có cơ sở tin cậy, có ý nghĩa với người làm chứng và nói chung phải lựa chọn điều tra viên là người có uy tín đối với người làm chứng đứng ra thuyết phục mới đạt hiệu quả cao. Mặt khác, việc phân tích, thuyết phục người làm chứng phải làm cho chính người làm chứng lĩnh hội sự tác động đó, không cảm thấy bị ép buộc, bị cưỡng bức.

3 – Hướng dẫn tư duy:

Là chiến thuật tác động bằng các câu hỏi chọn lọc, buộc hoạt động tư duy của người làm chứng phải hướng theo chủ đề, theo ý muốn của người tác động. Chiến thuật này có thể được thực hiện bằng các cách sau:

+ Dẫn dắt sự liên tưởng: Điều tra viên đặt những câu hỏi dẫn dắt, buộc người làm chứng khi ttả lời phải liên hệ với thực tế, với hoàn cảnh lúc xảy ra sự kiện, từ đó suy luận về ý muốn của người tác động.

+ Làm biến đổi hướng tư duy: Điều tra viên đặt ra những câu hỏi khác với dự đoán của người làm chứng, làm cho họ không thể sử dụng câu trả lời đã chuẩn bị sẵn, không kịp suy nghĩ để bịa đặt câu trả lời khác.

Xem thêm: Phân tích khái niệm và phân loại thực nghiệm điều tra

Xem thêm:  Đi thực tế xem xét, thẩm định tại cho thực nghiệm điều tra 

4 – Gợi nhớ:

Là chiến thuật tác động tâm lý được tiến hành bằng cách điều tra viên sử dụng những tín hiệu cần thiết để tác động đến người làm chứng nhằm làm xuất hiện trong não của họ những hình ảnh về sự việc, hiện tượng đã ghi nhớ trước đây về vụ án và bị can trong vụ án, từ đó mà khai báo đầy đủ, chi tiết hơn.

Chiến thuật tác động này áp dụng với những trường hợp người làm chứng đã có động cơ khai báo thành thật, có thiện chí khai báo, song do trí nhớ kém, do tính phức tạp của vấn đề, do thời gian xảy ra lâu nên họ chưa nhớ các sự việc, hiện tượng về vụ án.

Để thực hiện có hiệu quả chiến thuật tác động này, điều tra viên cần tạo “môi trường” để người làm chứng có trạng thái tâm lý bình tĩnh, tập trung mọi khả năng, trí tuệ để nhớ lại. Điều tra viên nên sử dụng các mối liên tưởng trong trí nhớ như: liên tưởng gần nhau về không gian, thời gian; liên tưởng nhân quả; liên tưởng đối lập; liên tưởng thông qua điểm tựa trong trí nhớ… để gợi nhớ cho người làm chứng.

Xem thêm: Chiến thuật lấy lời khai của người làm chứng (Phần 1)

Tổng hợp từ Giáo trình Khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây