Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

0
46

Địa vị pháp lí hành chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là những khả năng pháp lí quan trọng tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước của mình. Địa vị pháp lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên, mỗi cơ quan hành chính nhà nước có địa vị pháp lí hành chính riêng được quy định cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi hoạt động quản lí nhà nước. 

Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ.

Địa vị pháp lý hành chính

Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về Chính phủ, vì vậy có các tên gọi khác nhau như: Nội các, hội đồng hành pháp, hội đồng bộ trưởng… Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ gổm Chủ tịch nước và Nội các; theo Hiến pháp năm 1980, Chính phủ là Hội đồng bộ trưởng; theo Hiến pháp năm 2013 được gọi đơn giản là Chính phủ. Dù có tên gọi khác nhau nhưng Chính phủ đều được xác định là cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp. Cùng với thay đổi về tên gọi, Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

1 – Khái niệm về Chính phủ

Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại. Chức năng của Chính phủ là: “… Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, Chính phủ thực hiên chức năng quản lí hành chính nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thẩm quyền của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu tại các quy phạm pháp luật quy định về quyền hạn của Chính phủ. Đây là nội dung quan trọng khi xem xét địa vị pháp lí hành chính của Chính phủ. Khi xem xét thẩm quyền của Chính phủ cần phải xem xét đồng thời cả thẩm quyền của tập thể Chính phủ và thẩm quyền của người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ).

Với tư cách là cơ quan hành chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có quyền lập quy. Đó là quyền ban hành các nghị định có tính bắt buộc phải thi hành trong phạm vi cả nước để thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội. Nnghị định của Chính phủ là văn bản dưới luật được ban hành nhằm cụ thể hoá luật và để thi hành luật.

Chính phủ còn được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết và pháp lệnh của uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện việc tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế-xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự công cộng, phục vụ lợi ích nhân dân, bảo đảm an ninh xã hội.

Quyền kiểm tra, thanh tra là quyền quan trọng của Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, Chính phủ thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp

Quyền kiểm tra, thanh tra là quyền quan trọng của Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, ngăn chặn những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, tiêu cực trong quản lí hành chính nhà nước. Việc kiểm tra, thanh tra trong quản lí hành chính nhà nước được Chính phủ tiến hành thường xuyên, đồng bộ và có các chế tài cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động quản lí hành chính nhà nước đúng pháp luật và hiệu quả.

Tóm lại, quyền hạn cơ bản của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật tổ chức chính phủ năm 2015 gồm: Quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện các dự thảo văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại; quyền lập quy; quyền quản lí toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội… phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; quyền tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh theo các hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.

2 – Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

Khi thực hiên thẩm quyền của mình, Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 6 đến Điều 26 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Những công việc khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ điều hành bằng các quyết định. Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, điều hành có hiệu quả, Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ cũng quy định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như sau:

– Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;

– Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

– Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng văn bản pháp luật và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

– Chỉ đạo, điều hoà phối hợp các hoạt động giữa các thành viên của Chính phủ; quyết định các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

– Lãnh đạo và thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động kinh tế xã hội;

– Lãnh đạo, chỉ đạo chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật và chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh;

– Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lí các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi cả nước;

– Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hên tục của nền hành chính quốc gia;

– Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

– Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Trong thời gian Quốc hội không họp quyết định giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nội vụ trong những trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kì họp hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nôi vu trong trường hợp khuyết chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh;

– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bô, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

– Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm phạm pháp luật;

– Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

– Đình chỉ thi hành nghị quyết bất hợp pháp của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

– Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc kí, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên mòn đặc thù, chuyên ngành thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, uỷ ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành;

– Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.

Những quy định về thẩm quyền của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ nét nguyên tắc kết hợp lãnh đạo tập thể và lãnh đạo cá nhân.

Xem thêm: Hoạt động đối ngoại và những vấn đề cần lưu tâm

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây